b. Kích thước mẫu
3.6. KIỂM ĐỊNH TRỊ TRUNG BÌNH
3.6.4. Kiểm định giả thuyết có sự khác biệt giữa thu nhập khác nhau
Để kiểm định có hay không sự khác nhau về đánh giá niềm tin đối với ngân hàng, đánh giá sự cam kết, truyền thông, quản trị xung đột của ngân hàng,
lòng trung thành giữa các khách hàng có nhóm thu nhập khác nhau, ta sử dụng phương pháp kiểm định Oneway ANOVA.
Thành phần Niềm tin của RM
Đối với Niềm tin (NT), kiểm định T-test cho thấy ở độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ đánh giá niềm tin đối với ngân hàng giữa các khách hàng có nhóm thu nhập khác nhau (kiểm định Levene có Sig=0.028, kiểm định F trong ANOVA có Sig=0.020 đạt mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%).
Thành phần Sự cam kết của RM
Đối với Sự cam kết (CT), kiểm định T-test cho thấy ở độ tin cậy 95% không có sự khác biệt về mức độ đánh giá Sự cam kết đối với ngân hàng giữa các khách hàng có nhóm thu nhập khác nhau (kiểm định Levene có Sig=0.610, kiểm định F trong ANOVA có Sig=0.135 không đạt mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%).
Thành phần Truyền thông của RM
Đối với Truyền thông (TT), kiểm định T-test cho thấy ở độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ đánh giá truyền thông của ngân hàng giữa các khách hàng có nhóm thu nhập khác nhau (kiểm định Levene có Sig=0.004, kiểm định F trong ANOVA có Sig=0.002 đạt mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%).
Thành phần Quản trị xung đột của RM
Đối với quản trị xung đột (XD), kiểm định T-test cho thấy ở độ tin cậy 95% không có sự khác biệt về mức độ đánh giá quản trị xung đột của ngân hàng giữa các khách hàng có nhóm thu nhập khác nhau (kiểm định Levene có Sig=0.084, kiểm định F trong ANOVA có Sig=0.183 không đạt mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%).
Đối với lòng trung thành (LTT), kiểm định T-test và kết quả Post Hoc Tests cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm khách hàng thu nhập dưới 5 triệu và lớn hơn 15 triệu cũng như nhóm thu nhập dưới 5 triệu và từ 10-15 triệu về mức độ trung thành đối với ngân hàng (kiểm định Levene có Sig=0.040, kiểm định F trong ANOVA có Sig=0.000 đạt mức có ý nghĩa với độ tin cậy 95%).
Nhìn vào số liệu thống kê mô tả có thể thấy khách hàng có thu nhập càng cao thì mức độ trung thành đối với ngân hàng có xu hướng tăng.
(Xem Phụ lục 7).
Như vậy Giả thuyết H5: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa các khách hàng có đặc điểm khác nhau về tuổi, giới tính, thu nhập. Cụ thể (1) Nữ có niềm tin đối với ngân hàng thấp hơn nam, (2) Nữ đánh giá quản trị xung đột của ngân hàng thấp hơn nam, (3) Khách hàng càng lớn tuổi thì mức độ niềm tin dành cho ngân hàng có xu hướng càng tăng, (4) Khách hàng càng lớn tuổi thì mức độ trung thành đối với ngân hàng càng tăng và (5) Khách hàng có thu nhập càng cao thì mức độ trung thành càng tăng.