Tăng trưởng thị phần doanh số sử dụng thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 62)

2.1 .Giới thiệu sơ lƣợc ngân hàng TMCPĐầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.3.5. Tăng trưởng thị phần doanh số sử dụng thẻ

Xét trong toàn bộ thị trường thị phần doanh số sử dụng thẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tương tự như thị phần thẻ phát hành đều đứng thứ 5 toàn thị trường.

Thị phần doanh số sử dụng thẻ không có thay đổi về mặt thứ tự tuy nhiên thị phần có sự thay đổi của từng ngân hàng trong đó thị phần của TMCP Công thương tăng lên trong khi TMCP Ngoại thương và ngân hàng NN&PTNT giảm từ năm 2013 đến 2016, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng giảm từ 10% xuống 9%, trong khi đó thị phần Sài Gòn, Thương Tín có sự tăng lên điều này thể hiện thấy sự cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường thẻ ngày càng tăng lên.

Bảng 2.10. Bảng tổng doanh số sử dụng thẻ các ngân hàng Việt Nam 2016

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Số liệu hội thẻ Việt Nam năm 2016)

Thị phần doanh số sử dụng thẻ thị trường Việt Nam được minh họa qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Số liệu hội thẻ Việt Nam năm 2013,2016)

DSSD TP DSSD TP DSSD TP DSSD TP

TMCP Ngoại thương

VN 331,786,672 20.26% 297,032,755 20.37% 23,671,939 22.48% 10,920,229 18.97%

Nông Nghiệp &PTNT

VN 274,780,184 16.78% 269,368,951 18.48% 4,747,380 4.51% 663,853 1.15%

TMCP Đầu tư &Phát

triển VN 146,981,660 8.97% 134,128,030 9.20% 8,323,137 7.90% 4,530,493 7.87% TMCP Công thương VN 297,364,542 18.16% 281,310,680 19.30% 6,684,987 6.35% 8,433,913 14.65% TMCP Sài Gòn thương tín 129,057,081 7.88% 93,393,437 6.41% 27,527,379 26.14% 6,167,556 10.71% TMCP Kỹ thương VN 75,708,003 4.62% 48,489,273 3.33% 19,186,114 18.22% 8,032,616 13.95% TMCP Đông Á 166,228,452 10.15% 165,819,251 11.37% - 0.00% 409,201 0.71% Các Thành viên khác hội thẻ 215,823,140 13.18% 168,361,322 11.55% 15,162,075 14.40% 18,408,495 31.98%

Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ tín dụng

Tính đến cuối năm 2016, dẫn đầu thị trường vẫn là TMCP Ngoại thương với 20% tiếp theo là TMCP Công thương 19% và NN&PTNT với 19%, tiếp theo là Đông Á và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Doanh số sử dụng thẻ chủ yếu doanh số rút tiền mặt nên thường tỷ lệ khá tương ứng với thị phần quy mô thẻ của các ngân hàng.

Xét về thị phần doanh số sử dụng của từng ngân hàng theo từng loại thẻ trong năm 2016 có điều đăc biệt là TMCP Công thương có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế khá nhỏ trong khi đó TMCP Sài Gòn thương tín và TMCP Kỹ thương VN lại chiếm thị phần rất lớn về doanh số sử dụng thẻ, đây là yếu tố góp phần đánh giá hiệu quả sử dụng thẻ của ngân hàng. Trong năm 2016, thị phần doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đứng thứ 4 toàn thị trường mặc dù thẻ ghi nợ quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới được triển khai từ năm 2013.

Cụ thể trong năm 2016 xét thị phần doanh số sử dụng của từng loại thẻ như sau:

(Nguồn: Số liệu hội thẻ Việt Nam năm 2016)

Xét tiếp về thị trường thẻ tín dụng, năm 2016 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn đứng thứ 5 dẫn đầu thị trường vẫn là TMCP Ngoại thương 18% tiếp theo là TMCP Công thương VN, TMCP Kỹ thương VN và TMCP Sài Gòn Thương tín, trong thị trường này Nông nghiệp và PTNTVN chỉ chiếm có 1%.

(Nguồn: Số liệu hội thẻ Việt Nam năm 2016)

Biểu đồ 2.13. Thị phần doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

Với mục tiêu nằm trong top 3 thẻ có thị phần doanh số sử dụng nhiều nhất trên thị trường thị hiện nay khoảng cách về thị phần của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn khá lớn với thị phần doanh số thẻ ghi nợ là 19%( BIDV mới là 9%), thẻ ghi nợ quốc tế là 18%( BIDV mới có 8%) còn về thẻ tín dụng quốc tế là 13% (thì BIDV mới có 8%).

Trong doanh số sử dụng của thẻ trên thị trường Việt Nam nói chung mục đích chính của giao dịch thẻ hiện nay là rút tiền mặt.

Bảng 2.11. Bảng tổng hợp doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa năm 2016

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Số liệu hội thẻ Việt Nam năm 2016)

Doanh số Phần trăm Doanh số Phần trăm Doanh số Phần trăm Doanh số Phần trăm 1 TMCP Ngoại thương VN 297.032.755 249.588.471 84% 39.190.544 13% 7.983.936 3% 269.804 0,09% 2 TMCP Công thương VN 281.310.680 259.330.254 92% 17.513.458 6% 4.370.457 2% 96.511 0,03%

3 Nông nghiệp &PTNT VN 269.368.951 236.467.821 88% 30.655.719 11% 2.245.411 1% 0 0,00%

4 TMCP Đông Á 165.819.251 125.945.211 76% 38.623.639 23% 1.241.973 1% 8.428 0,01% 5 TMCP Đầu tư&PTVN 134.109.498 124.065.126 93% 8.021.857 6% 1.953.047 1% 69.468 0,05% 6 TMCP Sài Gòn thương tín 93.393.437 75.024.084 80% 17.622.653 19% 742.133 1% 4.567 0,00% 7 TMCP Kỹ Thương VN 48.269.822 45.896.520 95% 1.723.489 4% 644.372 1% 5.441 0,01% 8 TMCP Quân Đội 31.528.130 30.428.984 97% 567.776 2% 531.370 2% 0 0,00% Doanh số thanh toán hóa đơn

STT Ngân hàng thành viên Tổng doanh

số Doanh số rút tiền mặt Doanh số chuyển khoản Doanh số chi tiêu tại ĐVCNT

Nhìn chung toàn thị trường vẫn có tới hơn 80% doanh số rút tiền mặt, doanh số chuyển khoản cao nhất của ngân hàng TMCP Đông Á còn lại doanh số chi tiêu tại đơn vị chấp nhận thẻ là rất thấp, cao nhất là TMCP Ngoại thương cũng chỉ có 3%. Điều này cho thấy thói quen dùng tiền mặt của người Việt Nam còn rất lơn hay có thể nói là hiệu quả thẻ chưa được sử dụng tối đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)