Nhóm giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 94 - 99)

2.1 .Giới thiệu sơ lƣợc ngân hàng TMCPĐầu tƣ và Phát triển Việt Nam

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCPĐầu tƣ và Phát

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách

3.2.1.1. Phát triển thị trường mục tiêu

Tập trung vào sản phẩm mục tiêu: Thẻ tín dụng/ghi nợ quốc tế, dịch vụ POS cho ĐVCNT viễn thông và chuỗi bán lẻ, thẻ tín dụng cho khách hàng VIP.

Khách hàng mục tiêu: Tập trung vào doanh nghiệp đổ lương, các trường đại học, khách hàng VIP.

Việc xác định được thị trường mục tiêu khá quan trọng trong phát triển dịch vụ đặc biệt với đặc điểm của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay. Khi mà thị trường thẻ ghi nợ đã khá bão hòa thì phân khúc thị trường đối với thẻ ghi nợ quốc tế và tín dụng quốc tế đang là đối tượng cần được phát triển trong thời gian tới. Với thực tế thẻ ghi nợ quốc tế ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới phát hành năm 2012 nhưng đến nay thị phần thị trường đã khá cao có thể thấy đây là phân

khúc thị trường khá tốt. Nền kinh tế càng phát triển nhu cầu về mua sắm và du lịch càng cao do đó các loại thẻ quốc tế càng thông dụng, khác với thẻ tín dụng quốc tế phải đảm bảo điều kiện về xét tín dụng thì với loại thẻ này khách hàng lại không phải đảm bảo về khả năng tài chính, tâm lý đẳng cấp của khách hàng cũng được đáp ứng ngoài ra các nhu cầu chi tiêu tại nước ngoài thì việc sử dụng thẻ này là hoàn toàn phù hợp, về phía ngân hàng tuy miễn phí phát hành nhưng các thẻ này có phí thường niên cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa, thẻ này cũng có phí rút tiền cây khác hệ thống khá cao nên so về tổng thể thu nhập từ loại thẻ này là khá tốt, do đó cần phát triển tiếp thẻ ghi nợ quốc tế.

Về phần thẻ tín dụng quốc tế, loại thẻ này nhiều ngân hàng chưa phát triển hoặc phát triển cũng chỉ ở mức độ nhỏ, xu hướng tất yếu của nền kinh tế phát triển chi tiêu chủ yếu qua các loại thẻ tín dụng do đó đây là loại thẻ cần được phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên với một thực tế tại Việt Nam thói quen “Tiền tươi thóc thật” đã tồn tại rất lâu nên việc thay đổi không thể nhanh chóng dẫn đến tâm lý nhiều người ngại vay mượn của ngân hàng, ngại chi tiêu quá tay, ngại rủi ro khi sử dụng thẻ do thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay sử dụng quẹt mà không có pass rất dễ dàng do các đơn vị chấp nhận thẻ hiện nay chưa kiểm tra thông tin của chủ thẻ khi chấp nhận thanh toán của khách hàng. Việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ tạo được sự thay đổi dần dần trong thói quen dùng tiền mặt của khách hàng.

Về đối tượng khách hàng, khách hàng có thu nhập cao thuộc hàng đối tượng khách hàng VIP của Ngân hàng vẫn là đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới trong thời gian tới, đối với đối tượng khách hàng này Ngân hàng mới triển khai sản phẩm BIDV premium trong cuối năm 2014, tuy nhiên vẫn chưa có sự phát triển rộng rãi nhiều khách hàng đủ điều kiện vẫn chưa biết tới sản phẩm này, khá nhiều điều kiện để phát hành loại thẻ này nên nhiều đối tượng là khách hàng VIP của chi nhánh nhưng không đáp ứng được để phát hành loại thẻ này. Để phát triển phân khúc khách hàng này, Ngân hàng cần triển khai gói dịch vụ dành cho khách hàng cao cấp tại Việt Nam với chuỗi các dịch vụ và lợi ích mang tính toàn cầu và trọn gói phối hợp nhiều dịch vụ và nhiều ưu đãi đối với các dịch vụ khác nhau. Bên cạnh đó

gói dịch vụ phải có đặc điểm là: bảo đảm tính riêng tư, đem lại tiện ích tối ưu và tính bảo mật giao dịch cao. Ngoài ra, ngân hàng phải cam kết cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu như: ưu đãi đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ, mua sắm trong hệ thống các đối tác lớn của ngân hàng, tặng quà, thưởng điểm tương ứng với số lượng giao dịch,… Ngân hàng cũng cần liên kết với các đối tác chiến lược phát triển các điểm ưu đãi vàng cho đối tượng VIP để khi họ sử dụng thẻ VIP của ngân hàng cũng được hưởng các chính sách VIP của các điểm ưu đãi, được hưởng các chính sách khuyến mại tối ưu mà chỉ sử dụng duy nhất một tấm thẻ VIP của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ đó mới thể hiện được đẳng cấp và tiện ích của thẻ.

3.2.1.2. Đẩy mạnh hợp tác kinh doanh

Triển khai hợp tác với các đối tác viễn thông để chia sẻ nền khách hàng sử dụng thẻ như Viettel, VNPT.

Cụ thể trước mắt thực hiện hợp tác với VNPT và Viettel mở thẻ liên kết, mở quầy phục vụ phát hành thẻ liên kết trước hết cho các đối tượng sinh viên hoặc công nhân viên với tiêu chí hợp tác kinh doanh với đối tác hai bên cùng chia sẻ lợi ích tăng quy mô về khách hàng đưa ra các chính sách để khách hàng được hưởng lợi từ cả phía ngân hàng và cả phía viễn thông.

Triển khai dịch vụ thu hộ trên POS cho các đơn vị kinh doanh chuỗi bán lẻ, viễn thông,…. một cách hiệu quả nhất, cân đối thu nhập chi phí POS với lợi ích thu được từ sản phẩm dịch cụ khác để cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng.

Đưa ra chính sách giảm phí cho các đối tượng: ĐVCNT lớn có hợp tác toàn diện với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mang lại lợi ích tổng hoà từ dịch vụ thẻ và huy động vốn.ĐVCNT thuộc nhóm 1 (siêu thị, thanh toán hóa đơn, dịch vụ công: bệnh viện, trường học…), coi đây là khách hàng cốt lõi trong phát triển POS, cụ thể cân đối kế hoạch kinh doanh thực hiện giảm phí từ 0,05- 0,15% phí cho các ĐVCNT đối với các đơn vị kinh doanh tiềm năng hoạt động POS có hiệu quả.

Rà soát lại đơn vị kinh doanh POS quán triệt đầy đủ việc không thu phí từ phía khách hàng( mặc dù đã có quy định do NHNN đưa ra tuy nhiên vẫn có trường hợp đơn vị kinh doanh đưa phần phí vào chi phí khách hàng phải trả).

3.2.1.3. Chính sách về phát triển mạng lưới ATM và ĐVCNT Để nâng cao hiệu quả hoạt động ATM cần tập trung theo hướng:

Căn cứ tỷ trọng nền khách hàng, tỷ trọng ATM hiện tại cũng như so sánh hiệu quả khai thác ATM tại các địa bàn phân bổ lại mạng lưới ATM.Tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới cụm ATM/Autobank để tăng cường quản lý và quảng bá hình ảnh, tránh phân bổ manh mún không đảm bảo an toàn hoạt động. Cụ thể căn cứ tình hình hoạt động tại khu vực để phân bổ mạng lưới ATM như sau:

Bảng 3.1. Bảng cơ cấu lại tỷ trọng ATM từng địa bàn

Địa bàn Tỷ trọng

khách hàng

Tỷ trọng ATM hiện tại

Tỷ trọng ATM cơ cấu lại

Hà Nội 18.4% 16.2% 16.6%

ĐB sông Hồng 4.0% 3.3% 3.5%

Miền núi phía Bắc 9.3% 8.1% 8.2%

Động lực phía Bắc 10.7% 10.1% 10.0% Bắc Trung Bộ 8.8% 7.1% 7.6% Nam Trung Bộ 9.9% 10.7% 11.0% Tây Nguyên 6.3% 6.1% 6.4% TP. Hồ Chí Minh 13.4% 16.1% 14.5% Động lực phía Nam 12.3% 12.8% 12.9%

ĐB Sông Cửu Long 7.0% 9.5% 9.3%

Trong giai đoạn tiếp theo để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống ATM, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tăng cường mở rộng mạng lưới máy ATM đặc biệt tập trung phát huy hiệu quả hoạt động tại các địa bàn như các thành phố lớn, khu du lịch, khu công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Nâng cao mức tần suất giao dịch trung bình ATM: với mục tiêu tăng trưởng 10% đạt mức 7,470 giao dịch/ máy/tháng, nâng cao mức thu phí trung bình ATM tăng trưởng 15%, điều chuyển những máy hoạt động không hiệu quả sang địa bàn khai thác ATM cao trong toàn hệ thống.

Ban hành văn bản mới thay thế Quy định 4434/QĐ-TTT v/v Quản lý và vận hành hệ thống ATM trong đó làm rõ các vấn đề: chức năng nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của các đơn vị Hội sở chính tham gia công tác quản lý và vận hành hệ thống ATM, chức năng nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của các bộ phận tại chi nhánh tham gia và công tác quản lý và vận hành hệ thống ATM. Hướng dẫn chi nhánh trong định hướng quy hoạch mạng lưới ATM, phương án lựa chọn điểm đặt ATM phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phục vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động ATM, điều chỉnh cơ chế đánh giá hiệu quả và điều chuyển ATM mới với định hướng tăng mức độ linh hoạt của cơ chế dựa trên sự khác biệt về nguồn lực để khai thác hiệu quả ATM của từng địa bàn/từng chi nhánh nhằm đánh giá khách quan, chính xác; đồng thời đưa việc xem xét đánh giá hiệu quả ATM trong tương quan hiệu quả chung cũng như tổng hòa lợi ích của chi nhánh khi phục vụ khách hàng để tạo động lực hơn cho các chi nhánh trong việc phát triển mạng lưới ATM cũng như đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.

Hoàn thiện cơ chế phân bổ thu nhập chi phí hiện tại, đảm bảo động lực cho chi nhánh trong việc phát triển và quản lý hệ thống ATM hiệu quả.

Thực hiện nghiên cứu phương án và triển khai mua sắm các thiết bị, máy móc hỗ trợ cùng với ATM như máy gửi tiền CDM, máy kios, máy đổi ngoại tệ để đẩy mạnh phát triển mô hình siêu thị tài chính hiện đại tại các thành phố lớn. Đưa ra phương án thay thế hơn 200 máy ATM cũ, lỗi thời.

Triển khai các dịch vụ mới trên ATM như dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng, phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng mới như: Quản lý sao kê thẻ tín dụng, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, chuyển tiền giữa các thẻ… để tăng sự hài lòng của khách hàng, giúp thay đổi cơ cấu giao dịch tại máy ATM như hiện nay tới hơn 90% giao dịch là rút tiền.Tăng cường công tác quả lý rủi ro với hoạt động ATM và POS

Triển khai chấp nhận thêm thanh toán thẻ của các tổ chức phát hành quốc tế, các nước ASEAN và Nga thông qua Banknet. Nâng cấp ATM chấp nhận thẻ Chip EMV. Hoàn thiện cơ chế chính sách phân giao thu nhập chi phí về chi nhánh đồng thời để nân cao hiệu quả hoạt động thự hiện thay đổi cho phép định hướng sản phẩm dịch vụ theo phân đoạn khách hàng bằng cách triển khai cơ chế tính phí linh hoạt theo từng địa bàn, nhóm khách hàng

Đối với hệ thống POS cần rà soát lại hệ thống mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, do việc thanh toán POS BIDV phải trả phí cho các tổ chức Master, Visa do đó đối với các đơn vị không hiệu quả cần có phương án thu hồi thiết bị, rà soát các đơn vị thực hiện thu phí của khách hàng quẹt thẻ để tránh làm ảnh hưởng tới thương hiệu ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng POS. Đẩy mạnh hợp tác, phát triển đối tác lớn: Vinaphone, Mobifone, Vinmart, Viettel, Thế giới di động,…Nghiên cứu giảm phí cho các đơn vị chấp nhận thẻ có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)