Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 111 - 116)

Ngân hàng nhà nước cần phát huy tốt vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về các phương tiện, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, đồng thời giám sát và định hướng để các dịch vụ thanh toán tiện ích như thẻ ngân hàng phát triển hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế thông qua việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đồng bộ nhất quán phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi trong việc thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại cụ thẻ:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong hoạt động thẻ ngân hàng

Ngân hàng nhà nước cần rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán phù hợp với lộ trình thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Trước hết, cần xây dựng và ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, bao gồm các Nghị định, Thông tư liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán nói chung trong nền kinh tế cũng như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Trên cơ sở đó, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phát hành, thanh toán thẻ theo hướng: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thẻ, kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan. Bên cạnh đó, thẻ sẽ trở thành công cụ thanh toán chiếm ưu thế trong tương lai, vì vậy, để thẻ trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần những điều khoản cụ thể, chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối và tín dụng.

Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với các nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, từ đó dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia, giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu, chuyên đề về thẻ, cùng NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Hoàn thiện xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, xây dựng thương hiệu thẻ quốc gia và lộ trình chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip

Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo để trung tâm chuyển mạch thống nhất đi vào hoạt động thống nhất. Ngày 25/12/2014 hai liên minh thẻ Banknet và Smartlink đã chính thức sát nhập để đi vào hoạt động năm 2015 hình thành nên Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas). Việc sát nhập này tạo lên một hệ thống thống nhất giúp

giảm chi phí trong cả nền kinh tế, tạo thuận lợi cho người sử dụng. Tổ chức này dưới sự chỉ đạo của NHNN sẽ thực hiện rà soát , tổ chức sắp xếp lại hệ thống ATM và POS của các ngân hàng theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm chi phí xã hội, phát triển đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hệ thống chuyển mạch thống nhất.

Bên cạnh việc định hướng xây dựng trung tâm chuyển mạch thống nhất, Ngân hàng nhà nước cần đưa ra những phương án lộ trình cụ thể để thực hiện phương án xây dựng thương hiệu thẻ quốc gia thống nhất Napas để bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao vị thế năng lực cạnh tranh của thương hiệu thẻ nội địa Việt Nam trong phạm vị lãnh thổ và quốc tế.

Ngân hàng nhà nước cần ban hành các quy định, tăng cường biện pháp an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong hoạt động thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao, đưa ra lộ trình cụ thể cho việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip chuẩn EMV nhằm đảm bảo an toàn và an ninh mở ra cơ hội mới cho hệ thống thanh toán thẻ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM

NHNN cần thường xuyên có hoạt động kiểm tra việc chấp hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng của NHTM, có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện ra sai phạm.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hoạt động lừa đảo của tội phạm, NHNN cần yêu cầu các NHTM thực hiện một số công việc như: Thông báo trong hệ thống về các thủ đoạn của bọn tội phạm đã lừa đảo các ngân hàng; Thực hiện rà soát lại các quy trình, quy định nội bộ trong việc cung cấp dịch vụ thẻ; Hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị Ati-Skimming cho các máy ATM theo đúng quy định; Trang bị hệ thống công nghệ giám sát, phát hiện và ngăn chặn giao dịch đáng ngờ; Rà soát hoạt động của các ĐVCNT; Khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ của khách hàng cần phải rà soát kỹ hồ sơ.

Sớm hình thành Trung tâm thông tin tín dụng khách hàng cá nhân, để thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng cá nhân hàng trực tuyến với các

công cụ nhằm quản lý, chia sẻ, cảnh báo các thông tin rủi ro, gian lận..., để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin giữa tất cả các Ngân hàng phát hành thẻ trong nước.

Phối hợp với các bộ ngành liên quan thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại

NHNN cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan (Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí khác) tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Các đơn vị trên cần tuyên truyền, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ thông qua việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục đào tạo để công chúng có đầy đủ thông tin và hiểu biết về các loại thẻ; nâng cao hiểu biết về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Thùy Dương, Đàm Văn Huệ(2013), Phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại, Tạp chí Kinh tế Phát triển số 189, tháng 3 năm 2013

2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013, 2014,2015, 2016), Báo cáo thường niên, Hà Nội

3 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016), Cẩm nang hoạt động thẻ tại chi nhánh và Cẩm nang hoạt động thẻ tại Trụ sở chính

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Cẩm nang các sản phẩm thẻ

5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2015s), Quy định hoạt động thẻ tại chi nhánh và Quy định hoạt động thẻ tại Trụ sở chính

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quy chế về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội. 7. Peter S.Rose (2004), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 1(2013)11-22 “ Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ”

9. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. 10. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007; và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chỉ thị số 05/CT/2007/CT-NHNN ngày 11/10/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

11.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

Báo điện tử

12. Đặng Công Hoàn, Tạp chí tài chính Việt Nam số 9 năm 2013 “Phát triển bền vững dịch vụ thẻ thanh toán ở Việt Nam”

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-ben- vung-dich-vu-the-thanh-toan-o-viet-nam-32149.html

13. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, báo Điện tử nhân dân ngày 11/07/2016, “ Thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử”

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/30108502-thuc-day-phat-trien-dich-vu- thanh-toan-dien-tu.html

14. Phi Hồng Hạnh, Đại học tài chính – Quản trị Kinh doanh “Một số vấn đề thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam”

http://tapchicongthuong.vn/mot-so-van-de-ve-thi-truong-the-tin-dung-tai-viet-nam- 20150310102921330p7c419.htm

Đường link web:

15. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [Trực tuyến]. Địa chỉ:http://bidv.com.vn/.

16. Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam [Trực tuyến]. Địa chỉ : http://www.banknetvn.com.vn/.

17. Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.smartlink.com.vn/.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)