Mở rộng mạng lưới ATM và POS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62 - 64)

2.1 .Giới thiệu sơ lƣợc ngân hàng TMCPĐầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.3.6. Mở rộng mạng lưới ATM và POS

Tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, song song với hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, mạng lưới ATM, POS cũng được mở rộng.

Bảng 2.12. Bảng tổng hợp số lượng ATM và POS ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: chiếc

Nguồn: Báo cáotổng hợp ATM và POS của BIDV năm 2012-2016

Số lượng POS tăng lên từ 9.170 lên tới 25.423 tức là tăng lên 16.253 chiếc hay tăng hơn 177%. Còn về ATM số lượng tăng không nhiều tuy nhiên có sự lắp đặt thêm máy ATM trong dự án lắp đặt ATM năm 2015-2016 số lượng tăng thêm từ 1.495 chiếc lên 1.823 chiếc tức là tăng thêm 328 chiếc tức tăng 22 với chi phí lên tới hơn 151 tỷ đồng.

Số lượng POS được phát triển mạnh từ năm 2014 đến năm 2016, do nhu cầu của khách hàng thanh toán qua POS ngày càng nhiều hơn bên cạnh là các chính sách động lực cho ĐVCNT của Ngân hàng cũng khá đa dạng và ưu đãi để có thể phát triển được mạng lưới của ĐVCNT.

Nguồn: Báo cáotổng hợp ATM và POS của BIDV năm 2012-2016

Biểu đồ 2.14 Biểu đồ tăng trưởng ATM và POS của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2012-2016

Mạng lưới ATM chủ yếu tập trung tại các khu vực trọng điểm phía Bắc,phía Nam, các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ ngân hàng, trong đó KV Hà Nội chiếm 16,2%, khu vực TP HCM chiếm 16,1% cụ thể phân bổ theo tỷ trọng khách hàng trong bảng sau:

Bảng 2.13. Bảng phân bổ ATM theo tỷ trọng khách hàng

Mạng lưới ATM được phân bố 48% tại các điểm giao dịch của Ngân hàng (Trụ sở chi nhánh, PGD, quỹ tiết kiệm) hơn 6% đặt tại các Trung tâm thương mại và siêu thị, 23% đặt tại các khu công cộng, các khu công nghiệp, trường học; 23% đặt trên đường phố, tại khách sạn/ khu nghỉ dưỡng và các trường hợp khác (đặt trong khuôn viên để phục vụ riêng đối tác/khách hàng của chi nhánh)

Hiện tại hiệu quả hoạt động của máy ATM giữa các khu vực và các địa bàn trọng điểm là không đồng đều nhau. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có hiệu quả khai thác ATM (thu phí) thấp nhất trong hệ thống. Khu vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tuy là 02 địa bàn trọng điểm nhưng đều có tần suất giao dịch và thu phí bình quân thấp hơn trung bình chung của hệ thống do có số lượng máy rất lớn và chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh khác. Khu vực Nam Trung Bộ (đặc biệt là địa bàn Đà Nẵng), khu vực động lực phía Nam (đặc biệt là địa bàn Bình Dương) có hiệu quả hoạt động ATM đạt cao nhất hệ thống do có lợi thế là địa bàn du lịch thu hút nhiều chủ thẻ nước ngoài (Đà Nẵng) và có nhiều khu công nghiệp tạo lợi thế để phát triển ATM phục vụ cho các doanh nghiệp đổ lương cũng như đông đảo công nhân (Bình Dương).

Ngoài thanh toán trực tuyến trên thẻ, thẻ Ngân hàng sử dụng được khá nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cây ATM của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam như thanh toán vé máy bay, nạp tiền điện thoại,gửi tiết kiệm qua ATM.…..về cơ bản danh mục dịch vụ gia tăng trên kênh ATM đã tương đương với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)