Yêu cầu đặt ra đối với xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo, liêm chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 31 - 33)

triển của xã hội

Chính phủ kiến tạo, liêm chính là một Chính phủ “mạnh”, đây là một Chính phủ hoạt động hiệu quả, được xây dựng dựa trên cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ, ít tầng nấc cùng với đội ngũ cán bộ, công chức hội tụ đủ yếu tố “tài, đức”. Mục tiêu của Chính phủ không nằm ngoài việc phát huy tối đa những lợi thế của đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm đánh thức “tiềm năng” các ngành, lĩnh vực và con người Việt Nam.

Chính phủ kiến tạo, liêm chính góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm người dân, doanh nghiệp luôn được hưởng những dịch vụ tốt nhất từ cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ kiến tạo, liêm chính luôn thân thiện, vận hành trong tâm thế sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp để cùng xây dựng và phát triển đất nước.

Chính phủ kiến tạo, liêm chính tạo môi trường thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, mục tiêu của Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở nước ta hiện nay gắn liền với chủ trương xây dựng một “quốc gia khởi nghiệp”. Khi đó, chính quyền địa phương cùng Chính phủ sẽ tạo lập một hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.

1.2.3. Yêu cầu đặt ra đối với xây dựng và vận hành Chính phủ kiến tạo, liêm chính tạo, liêm chính

Khoa học quản lý đã có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình vận hành nền hành chính. Trong đó, một số học thuyết quản lý như quản lý công, quản trị nhà nước tốt đặc biệt lưu ý đến sự tách bạch giữa hoạt động quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Xuất phát từ những điểm đặc thù về chế độ chính trị Việt Nam thì “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Nhà nước là chủ thể quan trọng để hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, trực tiếp quản lý các vấn đề phát sinh trong xã hội. Hài hòa mối quan hệ lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước được đặt ra như một yêu cầu tất yếu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ kiến tạo, liêm chính phải là một Chính phủ có trách nhiệm trong hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng nhưng không vận hành một cách bị động, chậm chạp, ì ạch thiếu đổi mới, sáng tạo. Chính phủ kiến tạo, liêm chính là hạt nhân cốt lõi để Nhà nước quản lý xã hội theo đúng định hướng đề ra. Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, giám sát, kiểm tra hiệu quả hoạt động của Chính phủ chứ không “làm thay”.

- Bộ máy quản lý của Chính phủ phải được thiết kế dựa trên một cơ cấu hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị

So với Chính phủ truyền thống thì Chính phủ kiến tạo, liêm chính muốn vận hành hiệu quả tiên quyết phải bảo đảm được sự tinh gọn trong cơ cấu tổ chức. Yêu cầu này đặt ra trong bối cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh triển khai việc thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ máy Chính phủ kiến tạo, liêm chính không những gọn nhẹ, linh hoạt mà còn thiết lập mối liên hệ giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý các cấp. Sự phối hợp nhịp nhàng góp phần giúp Chính phủ và chính quyền địa phương có thể hiện thực hóa chính sách một cách nhanh chóng, chính xác.

- Xác định rõ vai trò trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cũng như sự điều tiết của Nhà nước đối với các vấn đề xã hội

Nội hàm của thuật ngữ kiến tạo không nằm ngoài việc Chính phủ là cầu nối xây dựng hệ sinh thái tốt nhất để doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, trong bối cảnh mới hiện nay, vai trò của Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng đối với việc quản lý các vấn đề phát sinh trong xã hội cũng phải linh hoạt hơn. Nghĩa là Nhà nước, Chính phủ giữ vai trò quản lý, điều tiết, khuyến khích xã hội hóa. Xã hội hóa là chủ trương lớn giúp thu hút được nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng của Nhà nước.

- Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đủ mạnh, lấy thượng tôn pháp luật làm đầu, người cán bộ, công chức liêm khiết, chí công vô tư

Chính phủ kiến tạo, liêm chính chỉ có thể vận hành hiệu quả khi đội ngũ cán bộ, công chức làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây là yêu cầu không dễ thực hiện bởi vấn nạn tham nhũng, lộng quyền, lạm quyền ở nước ta đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Một Chính phủ liêm chính tất yếu phải mạnh tay trong trấn áp hành vi tham nhũng, thiết lập một hành lang pháp lý đủ mạnh để có tính răn đe cao đối với cán bộ, công chức “không dám, không thể” tham nhũng. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức thời kỳ mới phải luôn làm việc với tinh thần nhiệt huyết, chí công vô tư, liêm khiết, chính trực.

1.2.4. Cơ hội và thách thức trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)