Hoàn thiện quy định pháp luật, phát huy vai trò của các cơ quan trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 78 - 82)

quan trong phòng, chống tham nhũng

Khẳng định vai trò của pháp luật, chú trọng hoàn thiện các quy định về phòng, chống tham nhũng tạo tiền đề pháp lý để phòng ngừa, phát hiện và xử lý. Vai trò của pháp luật được thể hiện dưới nhiều khía cạnh về điều chỉnh và định hướng hành vi. Đặc biệt, đối với hành vi tham nhũng thì các vi phạm thường xảy ra ở mức độ tinh vi và phức tạp nhất định. Sự tinh vi và phức tạp này xuất phát từ chủ thể và đối tượng của tham nhũng có những điểm đặc thù khác so với những vi phạm pháp luật khác.

Hoàn thiện vai trò của pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc là cơ sở bảo đảm Quốc triều hình luật là văn bản có sức nặng lớn trong nền quan chế Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông trị vì. Đỉnh cao của Quốc triều hình luật mặc dù thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, phòng, chống tham nhũng, tạo ra sự liêm chính, coi trọng trách nhiệm của người làm quan, người nắm trong tay QLNN là một trong số những nội dung rất quan trọng, được đề cao.

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, hoàn thiện hành lang pháp lý là một trong số những trọng tâm của cải cách tư pháp. Hoạt động tư pháp nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng muốn thành công thì nhất quyết phải hoàn thiện pháp luật. Pháp luật trong thời kỳ mới, xu thế chuyển đổi như hiện

nay phải là một hệ thống pháp luật có sự kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm của lịch sử cũng như tạo ra những quy định phù hợp với xu thế mới.

Quốc triều hình luật tuy không phải là bộ luật chuyên sâu về phòng, chống tham nhũng song tư tưởng trọng pháp, lấy pháp luật là thước đo để xử lý người phạm tội là bài học kinh nghiệm quý báu khi nghiên cứu về triều đại vua Lê Thánh Tông. Một Chính phủ kiến tạo, liêm chính trước tiên phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Soi chiếu hiện nay, cần hoàn thiện hơn nữa một số quy định về phòng, chống tham nhũng, chẳng hạn:

Điều 11. Hình thức công khai 1. Hình thức công khai bao gồm:

a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

d) Phát hành ấn phẩm;

đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; g) Tổ chức họp báo;

h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. 2. Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này.

So với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 thì Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định thêm 1 hình thức công khai đó là Tổ chức họp báo (Điều 11), 07 hình thức công khai còn lại có sự kế thừa từ Luật cũ. Tuy nhiên, việc thực hiện hình thức công khai trên thực tế còn nhiều bất cập, chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng. Ví dụ, hình thức công khai tại cuộc họp rất dễ mang tính hình thức, chịu nhiều rủi ro, bởi người nghe là những người chưa biết được thông tin được công khai, trong khi người chịu trách nhiệm công khai không công bố hết thông tin thì cũng khó có cơ sở phát hiện ra để quy trách nhiệm. Hoặc đối với hình thức công khai thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, tuy nhiên, vì đối tượng công khai hẹp, nội dung công khai trong phạm vi văn bản được thông báo, mặc dù tiến hành công khai nhưng người ngoài, người không liên quan cụ thể đến nội dung công khai khó nắm bắt được kết quả chính xác.

Điều 5 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống tham nhũng nêu: 1. Căn cứ vào nội dung, đối tượng của thông tin được công khai và mục đích của việc công khai thông tin, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn hình thức công khai theo quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc áp dụng hình thức công khai và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định về áp dụng hình thức công khai theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về hình thức công khai thì phải áp dụng hình thức công khai đó. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng một hoặc một số hình thức công khai theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng.

Điều 5 Nghị định nêu trên mới chỉ nêu ra những quy định hết sức sơ lược, thiếu tính cụ thể, chưa làm rõ chế tài xử lý được các hành vi vi phạm nếu không tuân thủ Luật Phòng, chống tham nhũng. Để có thể thực hiện hiệu quả hơn quy định về công khai trong tổ chức, hoạt động của cơ quan đơn vị, trong thời gian tới Chính phủ cần đưa ra những quy định mới nhằm cụ thể hóa theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Đặc biệt, cần chú trọng làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức trong thực hiện hình thức công khai, đây là một trong số những nội dung thể hiện trách nhiệm của Chính phủ, chính quyền kiến tạo, liêm chính.

Ngoài ra, cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng.

“Điều 83. Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng

1. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng” [38].

Bên cạnh những đơn vị chuyên trách được nêu trong khoản 1 thì các đơn vị khác như Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân… cũng có trách nhiệm thực hiện phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế những năm vừa qua cho thấy, sự phối hợp giữa các cơ quan trong phòng, chống tham nhũng còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất, ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, việc trao đổi làm rõ vụ việc còn chậm, thiếu tính chủ động. Do đó, thời gian tới các cơ quan cần

thiết lập, hoàn thiện kênh thông tin phối hợp, đổi mới hoạt động nhằm phối hợp hiệu quả hơn trong phòng, chống tham nhũng. Có thể tận dụng lợi thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc chia sẻ, thông tin, trao đổi vấn đề có liên quan đến việc phòng, chống tham nhũng giữa các cơ quan để bảo đảm tính kịp thời, nhanh chóng trong phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, các cơ quan cần thiết lập các kênh thông tin chung để tiếp nhận và xử lý phản ánh, góp ý từ nhiều chủ thể khác nhau để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng là thực hiện quan điểm phòng, chống tham nhũng là công việc chung của toàn hệ thống chính trị mà Đảng, Nhà nước đề ra trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt được tất cả những nhiệm vụ nêu trên sẽ có thể tạo nên một khối cơ quan từ Chính phủ, chính quyền và cơ quan, đơn vị các cấp, xây dựng nền hành chính kiến tạo, trong sạch và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)