Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đặc biệt là đội ngũ nhân sự tham gia phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 89 - 94)

nước, đặc biệt là đội ngũ nhân sự tham gia phòng, chống tham nhũng

Con người đã và đang được coi là trọng tâm của sự phát triển đất nước Việt Nam thời kỳ mới. Luận điểm này được vua Lê Thánh Tông khai thác rất triệt để nhờ học thuyết Nho giáo, nơi những quân tử luôn có mục tiêu cống hiến thật nhiều cho quê hương, tổ quốc. Vua Lê Thánh Tông bằng những chính sách đã trọng đãi rất nhiều nhân tài, đó là những người không chỉ có tài trí hơn người mà phẩm hạnh, đức độ cũng đã được khẳng định. Giáo dục, thi cử dưới thời vua Lê Thánh Tông được chú trọng hết sức nhờ vậy mà triều đình lựa chọn được nhiều người làm quan từ cấp trung ương đến địa phương.

Mặc dù, trải qua hàng trăm năm phát triển, con người Việt Nam thời đại công nghệ 4.0 đã có nhiều vượt trội hơn song tinh thần yêu nước, sự trách nhiệm để phụng sự, cống hiến cho tổ quốc là điều mà Đảng và Nhà nước rất chú trọng. Điều đó được thể hiện qua những văn bản chỉ đạo có tính chất

thống nhất, xuyên suốt về trọng dụng nhân tài, nhiều cơ chế, chính sách mở đã được các địa phương thực hiện. Tuy vậy, độ mở của công tác nhân sự cũng đòi hỏi sự công bằng, minh bạch trong tuyển dụng, lựa chọn người tài vào làm việc. Coi trọng và phát huy hiệu quả chính sách nhân tài là điều kiện quan trọng để đất nước ta vươn lên phát triển bền vững, khắc phục kịp thời tình trạng “chảy máu chất xám”.

Với quan điểm trọng Nho giáo, coi trọng vấn đề giáo dục, thi cử và nhân tài, vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được đội ngũ quan lại có năng lực chuyên môn tốt, có phẩm chất, cốt cách khí khái, chính trực. Đây là giải pháp ngăn ngừa tham nhũng từ gốc rễ, tác động trực diện vào ý thức của người có quyền hành trong nhà nước. Sau này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đúc kết lại quan điểm: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [22; tr.269]. Phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay rất cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nói chung và cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng.

Chính phủ kiến tạo, liêm chính phải được xây dựng với nòng cốt là những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, liêm khiết, chính xác. Do đó, đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cần chú trọng thực hiện các giải pháp như:

- Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, hình thành “hệ miễn dịch tự nhiên” của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với tham nhũng. Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương

lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội nông dân có vai trò quan trọng trong vận động cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên hưởng ứng và thực hiện tốt các mục tiêu của cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền đề ra gắn với phòng, chống tham nhũng. Theo chức năng và nhiệm vụ của mình, các tổ chức đoàn thể tham mưu đề xuất với cấp ủy, lãnh đạo những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức phong trào thi đua về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vận động các hội viên, đoàn viên tham gia và đẩy mạnh thực hiện đi vào chiều sâu, qua đó góp sức cùng lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện gắn với công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc đánh giá chính xác, thực chất là cơ sở bảo đảm cán bộ,

công chức, viên chức có sự cống hiến nhiều hơn, phụng sự cho sự nghiệp phát triển của đất nước, kiến quyết đấu tranh chống hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Có thể vận dụng và mở rộng hiệu quả mô hình đánh giá của Thành phố Hà Nội: Đánh giá cán bộ, công chức phải có phương pháp (phân tích định lượng, đánh giá theo kết quả và lưu trữ); thiết lập bộ phận chuyên trách đánh giá công chức. Bộ phận chuyên trách có trách nhiệm căn cứ vào những tư liệu liên quan và những ghi chép về kết quả làm việc của cán bộ, công chức để bình xét, đánh giá thành tích của họ. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể (ngoài thủ trưởng còn có tập thể, phòng tổ chức, bộ phận chuyên trách, hội đồng đánh giá cơ quan...) trong việc đánh giá cán bộ, công chức.

Đánh giá cán bộ được căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể); hiệu quả công tác thực tế: hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể; hiệu quả về đoàn kết nội bộ; mức độ tín nhiệm của cấp dưới, đồng sự và của quần chúng; môi trường và điều kiện công tác, căn cứ vào trách nhiệm liên đới; đồng thời xem xét tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình...

- Thực hiện lộ trình cải cách tiền lương phù hợp với từng nhóm đối tượng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ, năng suất lao động, hiệu quả công tác và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực của đất nước. Xây dựng chính sách nhà ở theo hướng: Nhà nước thống nhất ban hành cơ chế, chính sách; địa phương quy hoạch đất ở, nhà ở; cán bộ, công chức, viên chức mua và thuê mua. Thực hiện nghiêm, đúng đắn, chính xác chế độ thi đua, khen thưởng. Đây là một trong số những biện pháp kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng thành công để phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam cần nghiên cứu, áp dụng phù hợp trong thời gian tới để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức, giúp họ toàn tâm cống hiến phục vụ.

- Hoàn thiện các quy định, quy chế để kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp, không đủ sức khoẻ, có sai phạm, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu. Không lấy việc bố trí chức vụ, phong hàm, phong, thăng quân hàm, nâng ngạch để thực hiện chế độ, chính sách cán bộ. Nhóm giải pháp này nếu được thực hiện thành công sẽ giúp các cơ quan, đơn vị kịp thời sàng lọc, loại bỏ những cá nhân có biểu hiện suy thoái, có nguy cơ thực hiện hành vi tham nhũng.

Đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống tham nhũng như thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên… cần thực hiện một số biện pháp như:

- Hoàn thiện về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm: cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng là những vị trí có tính chuyên môn sâu, đòi hỏi phải có những kỹ năng được đào tạo bài bản về luật học cũng như khả năng điều tra, phân tích… Do vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự này thì trước hết phải có sự lựa chọn “đầu vào” chính xác. Vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh đối với những vị trí như thanh tra viên hoặc cán bộ điều tra, kiểm sát viên cần đề cao kiến thức và kỹ năng phân tích và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, cần kết hợp việc hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm với quá trình tuyển dụng, lựa chọn nhân sự thông qua những hình thức mới như phỏng vấn chuyên sâu.

- Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng gắn với nâng cao kiến trức của đội ngũ cán bộ phòng, chống tham nhũng với các tình huống thực tế. Phương hướng đề ra trong giai đoạn hiện nay là cần cân đối giữa dung lượng giảng dạy về lý thuyết với thời gian giải quyết tình huống thực tế hay trao đổi, tương tác giữa giảng viên và học viên. Bên cạnh đó, cần đa dạng

hóa phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò của một số cơ sở giáo dục như Trường Cán bộ Thanh tra, Trường Đại học Kiểm sát…

- Kết hợp nâng cao chất lượng chuyên môn với việc củng cố, nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ làm công tác phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)