Đổi mới chính sách nhân sự góp phần đẩy mạnh công tác trọng dụng nhân tài vào làm việc cho bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 97 - 101)

trọng dụng nhân tài vào làm việc cho bộ máy nhà nước

Việc chọn lựa nhân tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước là hướng đi chủ đạo của mọi nhà nước từ quá khứ cho đến hiện tại. Vào thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì, qua các khoa cử cũng như nhiều hình thức khác, vua đã lựa chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Đó là Trạng Lường Lương Thế Vinh, nhà khoa học với những công trình nghiên cứu về toán học rất có giá trị hay Thân Nhân Trung, người nổi tiếng với câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và còn rất nhiều hiền sĩ khác. Ở Việt Nam, trong chiến lược phát triển quốc gia, ngành giáo dục, nền hành chính nhà nước… luôn có nội dung đề cập đến việc lựa chọn và sử dụng người tài của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nước ta thời gian qua xuất hiện tình trạng “chạy máu chất xám”, đã có những công chức nhà nước chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân. Đổi mới chính sách nhân sự góp phần đẩy mạnh tuyển dụng nhân tài vào làm việc không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước mà còn là giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Nhân tài nếu được định hướng, sắp xếp vào vị trí phù hợp sẽ phát huy năng lực, cống hiến cho đất nước, góp phần triệt tiêu tình trạng chạy chức chạy quyền, gây bè kéo cánh để tham nhũng, giành lợi ích nhóm.

Đổi mới chính sách nhân sự góp phần đẩy mạnh công tác trọng dụng nhân tài vào làm việc cho bộ máy nhà nước có thể thực hiện một số giải pháp như:

- Áp dụng những luận điểm phù hợp của chính sách “hồi tỵ” trong công tác cán bộ hiện nay: Thời gian gần đây, báo chí và dư luận liên tục phản ánh, phát hiện tình trạng cả họ làm quan, cha bổ nhiệm con, anh em cũng làm lãnh đạo trong một đơn vị, địa phương. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có quy

định chặt chẽ, khoa học trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt, lãnh đạo quản lý. Cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu ban hành quy định về nghiêm cấm đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý theo hướng kế thừa những tinh hoa, khoa học của luật hồi tị. Trong đó, quy định rõ ràng, cụ thể đối với từng trường hợp người thân trong một gia đình, dòng họ không được giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong cùng một cơ quan, đơn vị, địa phương; những người cùng quê không cùng lúc giữ các chức vụ đứng đầu địa phương, đơn vị; cha mẹ, vợ chồng, con cái không cùng lúc làm trong một cơ quan, đơn vị...

- Bảo đảm kỳ thi tuyển công chức diễn ra công khai, minh bạch, trình tự chặt chẽ: các tỉnh, thành phố cần ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo để giúp cho việc chỉ đạo thống nhất chung về sự đổi mới, về cách thức thi, tài liệu ôn thi và nội dung thi. Sở Nội vụ, các sở, cơ quan ngang sở, UBND các quận, huyện, thị xã phải thông báo công khai, đầy đủ các thông tin và tất cả tài liệu ôn tập trên các website, cổng thông tin điện tử các quận, huyện và xã có chỉ tiêu. Nên thành lập các Ban Giám sát để giám sát toàn bộ hoạt động của các hội đồng thi các quận, huyện, thị xã, trong đó thành phần Ban Giám sát là do một số đơn vị như cơ quan thanh tra, kiểm tra của tỉnh, thành phố chủ trì.

- Phát hiện, lựa chọn từ nguồn quy hoạch những cán bộ tiêu biểu, xuất sắc đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện theo chức danh, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có chính kiến, năng lực thể hiện sự triển vọng phát triển.

Công tác quy hoạch cán bộ trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính phải nhằm hướng đến các mục tiêu cơ bản:

Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.

Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực chuyên môn và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác quy hoạch cán bộ cần phải bảo đảm tính “mở” và “động”, mở rộng dân chủ và công khai, không khép kín. Quy hoạch “mở” là một chức danh có thể quy hoạch một số người và một người có thể được quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị và bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện, triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác.

- Hoàn thiện các quy định, quy chế để kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp, không đủ sức khoẻ, có sai phạm, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu. Không lấy việc bố trí chức vụ, phong hàm, phong, thăng quân hàm, nâng ngạch để thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.

Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế để tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất

nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các vấn đề xã hội quan tâm.

- Đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút nhân tài của từng địa phương gắn với thế mạnh của mình. Chẳng hạn như các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng… có chiến lược ưu tiên thu hút nhân tài ở các lĩnh vực như công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh, phát triển công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ cảng, hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu (logistics), nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học… Thu hút nhân lực cho việc xây dựng trung tâm tài chính, xây dựng và quản lý hạ tầng hiện đại, xây dựng và vận hành hệ thống vận tải công cộng sức tải lớn, phát triển không gian ngầm, đường cao tốc, công trình phòng, chống thiên tai, xử lý sự cố môi trường… Thu hút các chuyên gia ngành công nghiệp vật liệu mới, công nghệ na-no, năng lượng tái tạo và sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, vi mạch công nghiệp, công nghệ số… để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm công nghiệp. Đây là những ngành nghề có sự phát triển mạnh, bền vững trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay mà Việt Nam còn thiếu.

- Xây dựng và hoàn thiện hình thức tiến cử người có năng lực vào làm việc ở những vị trí phù hợp. Đây là giải pháp được các triều đại phong kiến chú trọng thực hiện, việc tiến cử gắn liền với trách nhiệm của người tiến cử, tiến cử đúng người cũng là tự nâng cao uy tín của người tiến cử trong triều đình. Hiện nay, cần khuyến khích cán bộ lãnh đạo, quản lý tiến cử người tài vào vị trí phù hợp. Tuy nhiên, việc tiến cử tràn lan, thiếu kiểm soát rất dễ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lạm dụng, lợi dụng quyền hạn để vụ lợi. Đó là hành vi bổ nhiệm “thần tốc”, cả nhà làm quan hoặc “chạy” chức, “chạy” quyền, “chạy” quy hoạch, “chạy” luân chuyển đã xảy ra ở một số địa phương,

đơn vị thời gian qua. Để làm tốt công tác tiến cử nhân tài, các cấp ủy, người đứng đầu tại cơ sở cũng cần phát huy vai trò gương mẫu, dân chủ, lắng nghe ý kiến từ cơ sở, để cán bộ, đảng viên và người dân thật sự tham gia vào công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ. Cần quy định cá nhân, tổ chức nào vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tiến cử “nhầm” người thì phải chịu trách nhiệm với chế tài xử lý nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)