Sự nghiêm minh, gương mẫu của người đứng đầu chính quyền phong kiến, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 64 - 68)

phong kiến, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông

Người đứng đầu chính quyền luôn được xác định là hạt nhân quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển ổn định về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong phạm vi một của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Đối với thời kỳ phong kiến thì nhà vua được ví như “thiên tử - con trời”, là người được trao sứ mệnh củng cố giang sơn, mở mang bờ cõi, tạo cuộc sống ấm no cho con dân trong thiên hạ. Người đứng đầu bộ máy nhà nước dù trong thời kỳ phong kiến hay nhà nước hiện đại thì luôn luôn cần phải xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo nghiêm minh, gương mẫu, tài đức vẹn toàn. Sự gương mẫu, nghiêm minh này là tiêu chí quan trọng để tự bản thân

người lãnh đạo tránh xa được những cám dỗ về mặt vật chất dẫn đến sự tham ô, hủ hóa và cũng là tấm gương, ánh sáng soi đường của đội ngũ nhân viên cấp dưới noi theo.

Hình ảnh vua Lê Thánh Tông được các sử gia miêu tả lại như sau: “Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước” [57; tr.429]. Các sử gia thời phong kiến thường khá ưu ái khi phác họa lại hình ảnh của các vị vua chúa, đặc biệt là những người có công đối với đất nước. Song, chính những kết quả vĩ đại trong suốt thời gian trị vì của vua Lê Thánh Tông cùng quần thần đã cho thấy ngài thực sự là người xứng đáng với miêu tả đó, đứng đầu nền quan chế Đại Việt, là truyền nhân của vị vua anh hùng Lê Thái Tổ - Lê Lợi. Mặc dù là người nắm trọn trong tay QLNN, khai thác triệt để học thuyết Nho giáo trong việc củng cố quyền bính đối với ngai vàng nhưng vua Lê Thánh Tông là người chính trực, luôn cầu thị và lắng nghe ý kiến quần thần. “Các quan đại thần và các quan tâu việc biết có điều bất tiện, hại đến quân dân mà không hết sức giãi bày để bỏ điều ấy đi thì xử tội biếm hay bãi chức. Nếu a dua trước mặt để thuận ý vua, lúc lui chầu lại nói khác, thì xử tội đồ hay tội lưu” [59; tr.196]. Sự chính trực và cầu thị đó giúp cho vua luôn nhận được những góp ý, tham mưu chính xác trong trị nước. Sâu sắc và quan trọng hơn, đó là tấm gương về nhà lãnh đạo coi trọng sự dân chủ, xây dựng khí chất quân tử, mẫu mực trong làm việc, tiền đề để phòng, chống sự tham nhũng, lạm quyền, lộng quyền.

Là một người rất coi trọng vai trò của pháp luật và sự nghiêm minh đối với chế tài xử lý quan lại tham ô nhưng vua Lê Thánh Tông luôn hi vọng đội ngũ quan lại biết sai, sửa sai, tự kiểm điểm và thay đổi. Vua từng nhắc nhở Thái bảo Lê Lăng nên “cẩn thận về sau như trước, phải thanh liêm, phải công bằng”[57; tr.248], cảnh tỉnh Tả đô đốc Lê Thọ Vực phải “hết lòng thành, bỏ

lòng riêng” [57; tr.263]. Nếu đã nhắc nhở mà cố tình tái phạm, đặc biệt là những hành vi tham ô, nhũng nhiễu, lạm quyền thì vua Lê Thánh Tộng xử phạt rất nghiêm khắc để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ tầng lớp dưới trong xã hội. Có viên quan là Lê Bô phạm tội tham tang, phải luận vào tội kình nhưng Thượng thư Trần Phong lại đứng ra xin cho Lê Bô được nộp tiền chuộc tội. Lê Thánh Tông cương nghị nói rằng: “Trần Phong xin cho người can tội tham tang được nộp tiền chuộc, như thế thì người giàu có nhiều của đút mà khỏi tai vạ, người nghèo vì không có tiền mà chịu tội lỗi, thế là Trần Phong dám làm trái cả phép tắc tổ tông, tùy tiện tác uy tác phúc để làm hại cả nước. Vậy hạ lệnh cho pháp ty xét xử trị tội theo luật định”[42; tr.509]. Rất nhiều chức quan có vị trí quan trọng trong triều đình nhưng vua Lê Thánh Tông cũng hết sức nghiêm minh trừng trị trong đó có Giám sát ngự sử Quản Công Thiêm, Trấn điện Phó tướng quân Lê Hán Đình, Thương thư Bộ hình Đỗ Tông Nam… về những tội danh có liên quan đến tham nhũng[57; tr.276].

Chịu trách nhiệm với việc làm của thuộc cấp: Căn cứ theo góc nhìn của khoa học quản lý và pháp lý thì việc thủ trưởng chịu trách nhiệm với kết quả làm việc của cấp dưới là biện pháp có tính chất nêu gương, thể hiện sự gương và trách nhiệm của cấp trên. Là một người đề cao khí chất “quân tử” của đội ngũ sĩ phu nho học, vì vậy quan vị càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm càng lớn. Thực tiễn chứng minh rằng, sự thoái hóa, biến chất của một số ít cán bộ cấp trên đã “mở đường” cho sự lộng hành của cấp dưới. Quy định quan trên phải chịu trách nhiệm với việc làm của thuộc cấp thời vua Lê Thánh Tông được xác lập rõ ràng tại Quốc triều hình luật. Cụ thể: “Các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội mà không phát giác, xử biếm hai tư; đàn cư quan biết mà không phát giác, tội cũng như thế” [59; tr.72]. Quyền gắn liền với trách nhiệm là nguyên tắc quản lý được vua Lê Thánh Tông và quần thần hết sức đề cao.

Xây dựng hình ảnh, cốt cách chính quy, nghiêm chỉnh của quan lại triều đình: Bên cạnh việc thiết lập hành lang pháp lý, chế tài nghiêm ngặt để quan lại không thể và không dám tham nhũng thì vua Lê Thánh Tông cũng chú trọng xây dựng hình ảnh và cốt cách của quan quân triều đình. Rõ ràng, ngụ ý của việc làm này của Vua nhằm tác động vào lòng tự trọng, tự tôn cá nhân của chính bản thân người giữ chức vụ trong triều đình, từ “quan nhất phẩm” đến quan lại địa phương ai ai cũng là hình mẫu của một nền quan chế nghiêm chỉnh, chính quy. Chính vì vậy, họ sẽ tự nhận thức được những hành vi như tham ô, nhũng nhiễu, bòn rút của công… là đi ngược lại với cốt cách của người làm quan. Vì lẽ đó, họ sẽ không cần và không nên tham nhũng. Trong thời kỳ phong kiến nói chung, nhân dân rất khó và hiếm khi được nhìn trực tiếp khuôn mặt và hình dáng của nhà vua cũng như các quan đại thần của triều đình nên không thể có được những đánh giá chân thực, khách quan và chính xác nhất về kỷ luật, kỷ cương cũng như hình ảnh, cốt cách của giới lãnh đạo xã hội. Cho nên, khi xây dựng đội ngũ quan lại, đặc biệt là ở cấp địa phương “hình ảnh nghiêm trang, chỉnh tề và đứng ngồi đúng quy định trong thực thi công vụ, tiếp xúc với nhân dân là bảo đảm hình ảnh một Nhà nước nghiêm túc, có trách nhiệm với nhân dân” [49; tr.161]. Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng việc vi hành, thị sát thực tế đời sống dân chúng. Khi làm vua, Lê Thánh Tông rất hay cải trang, mặc quần áo thường dân và vi hành khắp chốn để hiểu thêm về cuộc sống thực sự của dân chúng, về đạo đức và tài năng của quan lại dưới quyền, những điều mà ông không bao giờ được nghe quần thần của mình bẩm báo.

Là người đứng đầu quốc gia, Lê Thánh Tông rất hiểu và trọng những người dưới quyền. Ông viết về những văn thần của mình (bài Văn nhân): “Những lời hùng hồn át cả sông Ngân/ Những câu kỳ diệu quỷ thần phải khóc/ Lòng sạch trong như băng như ngọc...”. Về các tướng sĩ gian khổ nơi

chiến trường, thơ ông chan chứa niềm thương cảm, sẻ chia (bài Tướng sĩ nhớ nhà):

Tay nắm tay ai trong gió bấc lạnh lùng Đêm cao vời vợi ánh trăng cô quạnh Mai rụng suốt đêm càng tăng mối hận Một ngày buồn đằng đẵng tựa ba thu...

Về bản thân mình, Lê Thánh Tông bày tỏ trong một bài thơ Nôm: Lòng vì thiên hạ lo âu

Thay việc trời dám trễ đâu Trống rời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng chửa thôi chầu...

Hình ảnh một người đứng đầu nhà nước với bao quốc sự bề bộn mà tay luôn cầm quyển sách, và có thể, phải đọc vào những buổi canh khuya, thật đẹp! Nhà bác học Phan Huy Chú (1782-1840) đã ghi nhận về Lê Thánh Tông: “Tay không rời sách, kinh sử, chư tử, dịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi, (là vị vua) văn vũ tài lược hơn cả các đời” [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)