TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 49 - 50)

Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã trung thực, dũng cảm chỉ rõ tham nhũng đã trở thành một quốc nạn và là một trong bốn nguy cơ đối với sự sống còn của Đảng và chế độ. Nó nghiêm trọng đến mức cho đến tận bây giờ vẫn diễn biến tinh vi, phức tạp, vẫn “trên nóng dưới lạnh”, vẫn là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất trong các cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặt trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay, thì phòng, chống tham nhũng hiệu quả là công cụ, con đường tốt nhất dẫn đến sự “liêm chính” của cán bộ, công chức Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Chính phủ kiến tạo, liêm chính là một Chính phủ có sự đổi mới về tư duy và hành động. Trong Chính phủ này, xu thế tất yếu bên cạnh việc tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp thì tính trong sạch, liêm khiết của từng cấp ngành, đơn vị là điều mà người dân, tổ chức đặc biệt quan tâm.

Trong suốt 37 năm ở trên ngai vàng, vua Lê Thánh Tông đã dành rất nhiều tâm huyết để cải cách, phát triển đất nước. Nỗ lực của vua Lê Thánh Tông đã được ghi lại trong sự thành công của các phương diện về xây dựng nền quan chế, củng cố an ninh quốc phòng cũng như phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Những tiền đề quan trọng này cùng với xuất thân có phần “gần dân” của ông là yếu tố quan trọng giúp vua có nhiều cơ sở để thực hiện giải pháp phòng, chống tham nhũng. Đây là nội dung được trình bày cụ thể tại chương tiếp theo của đề tài.

Chương 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)