Những bài học kinh nghiệm rút ra từ phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 74 - 78)

nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay

Trước khi rút ra những bài học kinh nghiệm, cần xác định được một số định hướng phòng, chống tham nhũng trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính cho Việt Nam hiện nay, đó là:

- Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và toàn xã hội

“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” [41]. Ðối với Ðảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo được thể hiện bởi hiệu quả lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Ðiều đó đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội trước đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.

Theo đó, vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước được xem là trụ cột của cơ chế vận hành trong hệ thống chính trị. Ðảng lãnh đạo hệ thống chính trị nói chung và Nhà nước nói riêng là nhân tố bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với bản chất là pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh hành vi các quan hệ xã hội và tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước nói

chung và với công cuộc phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị nói riêng là sự định hướng chỉ đạo, vạch ra đường lối nhất quán nhằm triệt tiêu vấn nạn lớn của đất nước. Tham nhũng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà nghiêm trọng hơn nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, tác động tiêu cực đến niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới.

Chính phủ kiến tạo, liêm chính được xây dựng dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng thể của xã hội. Thực tiễn cho thấy, phòng, chống tham nhũng muốn đạt hiệu quả cần phát huy vai trò của tất cả các chủ thể, không đơn thuần chỉ là sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm chống tham nhũng của cơ quan nhà nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp và toàn xã hội đối với phòng, chống tham nhũng là định hướng quan trọng, đã được nhiều quốc gia thực hiện thành công và hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất nước Việt Nam hiện nay.

- Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng, trong đó tích cực, chủ động lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài, kiên quyết, phát hiện, xử lý tham nhũng

Quyền lực luôn có nguy cơ bị “tha hóa”, tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, cho nên trong tổng thể công tác phòng, chống tham nhũng thì phòng ngừa phải được coi là giải pháp nền tảng, cơ bản. Phòng ngừa tham nhũng hướng đến triệt tiêu tham nhũng khi nó chưa biểu hiện thành các hành vi trong thực tế. Rõ ràng rằng, làm tốt công tác phòng ngừa cũng trực tiếp tác động tích cực vào việc giảm thiểu hành vi tham nhũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 chỉ rõ: Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn

vị do mình quản lý, phụ trách; quan trọng hơn là phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”[50]. Gần đây nhất, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ tiếp tục nhấn mạnh tể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng phòng ngừa mà buông lỏng việc phát hiện, xử lý tham nhũng có thể làm giảm tính kỷ cương, kỷ luật của Nhà nước. Mục đích kỷ luật là để “trị bệnh cứu người”, cảnh tỉnh, răn đe, do đó phải quán triệt phương châm phòng ngừa chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Tóm lại, phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính phải kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

- Gắn kết công tác phòng, chống tham nhũng trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính với việc thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí

Hồ Chí Minh từ rất sớm đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác phòng và chống tham ô, tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu trong các cơ quan công quyền và trong Đảng. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên, khi giảng về đạo đức cách mạng cho những thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu, Trung Quốc: trong 14 điều “Tự mình phải” (tác phẩm “Đường Cách mệnh”, xuất bản năm 1927), Người đã nói về vị công vong tư, ít lòng tham muốn về vật chất [29; tr,224]. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng được thiết lập và vận hành trong toàn quốc, song không lâu sau đó, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên các cơ quan Đảng và Nhà nước đã bộc lộ những khuyết điểm, nhất là những thói hư, tật xấu của những “ông quan cách mạng”. Trong số đó, không thể không nhắc đến nạn tham ô, tham nhũng, sự lãng phí của công, bệnh quan liêu, cửa quyền, kiêu ngạo, tư túng, v.v.. đang có nguy cơ lan rộng.

Thời gian gần đây, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả nhất định. Thực tế cho thấy, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đều hướng đến mục tiêu chung là tiết kiệm, sử dụng đúng nguồn ngân sách nhà nước vào đúng mục đích, không để xảy ra tình trạng công quỹ bị bòn rút, đục khoét… Ngoài ra, giải pháp phòng, chống tham nhũng cũng có nhiều điểm tương đồng với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Do vậy, gắn kết chặt chẽ hai công tác này là việc làm phù hợp, cần thiết

góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính nói riêng và tổng thể hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua Lê Thánh Tông đối với việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)