Cơ hội và thách thức trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 33 - 36)

- Cơ hội và thách thức gắn với quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế

đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên biên giới,…. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… Đây là cơ hội mà ngành kinh tế Việt Nam nói riêng và cả đất nước có sự chuyển mình, có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp cho Việt Nam có thể tiếp xúc với các quốc gia có nền hành chính phát triển. Đặc biệt, có thể kể đến những con rồng châu Á hiện nay như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… đều là những nước có nhiều điểm tiến bộ trong xây dựng chính phủ, chính quyền mà Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia nhiều hơn các diễn đàn, nơi có thể giao lưu, kết nối, chia sẻ để từ đó xây dựng và vận hành tốt nhất Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở nước ta.

Tuy vậy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra những thách thức nhất định. Đó là những vấn đề về sự chênh lệch giàu nghèo, sự khác biệt về chế độ chính trị, mô hình tổ chức nhà nước cũng như trình độ dân trí. Thực tế cho thấy, mô hình Chính phủ kiến tạo, liêm chính được vận hành thành công không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của các nhà lãnh đạo, bộ máy chính phủ, chính quyền mà còn là sự phối hợp, cố gắng của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

- Cơ hội và thách thức gắn với sự phát triển của khoa học và công nghệ

Thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội rất lớn giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả quản trị hành chính, xây dựng Chính phủ, chính quyền các cấp năng động, hiện đại. Sự phát

triển về khoa học và công nghệ cũng có thể trở thành yếu tố giúp cho quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Nền tảng điện toán đám mây, dữ liệu bigdata hay mạng internet thế hệ 4G, 5G cùng với các hệ thống bảo mật chặt chẽ có thể giúp các cơ quan nhà nước vận hành một cách hiện đại, vừa bảo đảm tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin, vừa hình thành kênh kết nối, tiếp nhận góp ý của người dân, doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học và công nghệ còn là thời cơ lớn để chính bản thân lãnh đạo cũng như Chính phủ, chính quyền của Việt Nam phát kiến ra các giải pháp mới, đột phá góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ mới.

Bên cạnh những cơ hội nêu trên, sự phát triển khoa học và công nghiệp đặt ra thách thức lớn về nhân lực, vật lực cũng như thể chế. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của Chính phủ, chính quyền kiến tạo, liêm chính đòi hỏi không chỉ thành thạo về sử dụng máy vi tính, các công cụ điện tử mà còn có thể vận hành hiệu quả những phần mềm và chương trình mới. Bên cạnh đó, các cơ quan từ trung ương đến địa phương muốn hiện đại hóa các trang thiết bị cần đến nhiều hơn nguồn tài chính công. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhiều vùng, miền, địa phương vẫn còn khó khăn về kinh tế, xã hội thì tất yếu phải có sự tính toán cẩn trọng. Những năm qua, vấn đề tham nhũng, tham ô chính sách đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Thể chế hành chính, thủ tục của các cấp, các ngành cũng cần phải tốn giản, vừa đầy đủ nội dung quy trình nhưng vẫn bảo đảm tính đơn giản, dễ thực hiện, tra cứu. Vận hành trên nền tảng công nghệ số hoàn toàn khác biệt so với việc giải quyết thủ tục hành chính truyền thống.

- Cơ hội và thách thức gắn với việc cung ứng các dịch vụ trong bối cảnh mới

Dịch vụ công là những dịch vụ thiết yếu cho xã hội do Nhà nước cung ứng. Việt Nam trong thời gian vừa qua đã không ngừng cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ công. Đó là những đột phá về cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở 4 cấp độ cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ về y tế, giáo dục, giao thông, môi trường… Hiện nay, đời sống của người dân cũng như dân tri ngày càng được nâng lên, mỗi công dân, doanh nghiệp đã và đang là những kênh thông tin phản hồi hữu ích để cơ quan nhà nước dựa vào đó có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công. Chính phủ kiến tạo, liêm chính với mục tiêu hình thành hệ sinh thái để cho doanh nghiệp phát triển đã và đang nỗ lực để cung ứng các dịch vụ tốt nhất cho người dân.

Tuy vậy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề thương mại điện tử hình thành các dịch vụ mới. Những giao dịch điện tử hiện nay cũng có giá trị hết sức lớn về vật chất cũng như tác động đến sự phát triển của người dân, doanh nghiệp. Do vậy, Chính phủ, chính quyền các cấp trong quá trình cung ứng dịch vụ vừa phải đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thời gian, chi phí vừa phải nâng cao chất lượng các dịch vụ sao cho đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng dưới triều đại vua lê thánh tông và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)