Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

1.2. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lương cao

1.2.2. Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, vì vậy cách làm và cách sử dụng nguồn nhân lực cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, để đưa ra những tiêu chí đánh giá NNLCLC, nên dựa trên góc độ của tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực đó. Chính những người đó mới có cách nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác nguồn nhân lực của họ có chất lượng cao hay không.

Tuy nhiên, NNLCLC có thể được đánh giá bởi các yếu tố như sau: phẩm chất, trình độ đào tạo, kiến thức, trình độ chuyên môn, các kỹ năng, thể lực, trí lực, tính tích cực chính trị - xã hội, đạo đức, tình cảm trong sáng, khả năng vận dụng sáng tạo tri thức… tạo ra kết quả cuối cùng có chất lượng, được thừa nhận. Các yếu tố này vừa có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp chủ thể phát huy hết giá trị của mình. Do đó, tiêu chí của NNLCLC có thể được xem xét ở những khía cạnh như sau:

- Phẩm chất, đạo đức: Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề rất quan trọng trong việc xác định một nhân viên tốt, vì thế, các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự thường rất quan tâm đến việc kiểm tra tư chất của ứng viên thông qua các bài kiểm tra về IQ, EQ, hoặc các cuộc phỏng vấn, giải quyết tình huống,… Đây sẽ là tiêu chí mà chúng ta cần cân nhắc khi thu hút và tuyển dụng nhân lực trong thời gian tới. Ngoài ra, các phẩm chất chính trị, đạo đức,

tác phong, lối sống cũng rất quan trọng trong quá trình xem xét tuyển dụng; kể cả việc nhận thức được tính chất của công việc trong khu vực công cũng cần được quan tâm để hạn chế tình trạng bỏ việc sau khi được thu hút.

- Về phẩm chất tâm lý - xã hội của nguồn nhân lực:

Phẩm chất tâm lý - xã hội là sự phản ánh những chuẩn mực xã hội. Để đánh giá yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê và xác định các chỉ tiêu định lượng như các yếu tố về thể lực và trí tuệ của nguồn nhân lực. Vì vậy, phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về yếu tố phẩm chất tâm lý xã hội thường được tiến hành bằng các cuộc điều tra tâm lý và xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính. Tuy nhiên, trong từng khía cạnh của phẩm chất này người ta cũng có thể đánh giá bằng phương pháp thống kê và xác định bằng các chỉ tiêu định hướng như tỷ lệ người lao động vi phạm kỹ thuật về thời gian lao động (đi muộn, về sớm, không chấp hành quy định giờ giấc lao động trong thời gian làm việc), tỷ lệ số người bị thi hành kỷ luật trong năm…

Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, đòi hỏi mỗi nguồn nhân lực cần phải có kỷ luật, tự giác, biết tiết kiệm thời gian và có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ hợp tác, có lương tâm nghề nghiệp, nhiệt huyết với nghề và tác phong công nghiệp… Một trong những phẩm chất quan trọng nhất là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chỉ như vậy mới đáp ứng được lợi ích lâu dài.

- Trình độ đào tạo: thông thường, người có trình độ đại học đã được xem là được đào tạo và có chuyên môn nghề nghiệp. Nên bằng cấp tối thiểu của nguồn nhân lực chất lượng cao phải là bằng đại học. Để nâng cao chất lượng đối tượng thu hút, các vấn đề về hạng tốt nghiệp (tốt, khá), ngành nghề đào tạo, cơ sở đào tạo là những yếu tố cần xem xét khi thu hút. Những người tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc sẽ được ưu tiên, tuy nhiên đối với một số công việc hoặc lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù thì người tốt nghiệp hạng khá nhưng có kinh nghiệm làm việc với hiệu quả công việc cao vẫn có thể được xem xét thu

hút (dù chính sách đãi ngộ có khác nhau). Tương tự như vậy, cũng có những lĩnh vực nghề nghiệp và vị trí tuyển dụng cụ thể mà người có trình độ cao phải là thạc sĩ trở lên (như nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trường THPT chuyên,...).

- Trí lực của nguồn nhân lực chất lượng cao:

Trí lực của NNLCLC biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số như: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; kỹ năng, kỹ xảo của người lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất, chất lượng hiệu quả của lao động...

+ Trình độ văn hóa:

Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Chính phủ các nước căn cứ vào các chỉ tiêu trên để xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục trong chiến lược giáo dục của quốc gia. Trình độ dân trí của dân cư phản ánh trình độ học vấn của lực lượng lao động, là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, vì trình độ học vấn cao thì có điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kỹ thuật và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động có chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân từ bậc 3 trở lên (có bằng hoặc không có bằng) cho tới những người có trình độ đại học.

Ngoài ra, trí lực còn được biểu hiện ở kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động, chúng phụ thuộc trước hết vào khả năng của mỗi người, sự say mê nghề nghiệp, ý thức rèn luyện kỹ năng.

- Chỉ số phát triển nhân lực HDI: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.

- Các kỹ năng tin học, ngoại ngữ: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hóa, các kỹ năng tin học và ngoại ngữ là những tiêu chí quan trọng để xác định nguồn nhân lực trình độ cao. Đây là những công cụ để người lao động tiếp cận tri thức và vận dụng tri thức hiệu quả trong công việc. Cũng như tiêu chí trình độ chuyên môn, các kỹ năng tin học và ngoại ngữ cần được tiêu chuẩn hóa để đảm bảo rằng ứng viên có khả năng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, khả năng giao tiếp, khả năng tìm kiếm sử dụng thông tin, tri thức hiệu quả.

- Kinh nghiệm công tác, kỹ năng chuyên môn: là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ của NNLCLC. Kinh nghiệm làm việc khiến việc vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhuần nhuyễn hơn và nhờ đó hiệu quả công việc cũng được đảm bảo hơn. Vì thế đối với những người chưa có được trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ thì cần xem xét thêm yếu tố kinh nghiệm công tác để quyết định tuyển dụng.

- Thành tích nổi bật: Đây là yếu tố bảo chứng cho hiệu quả công việc của người lao động, thành tích công tác có thể thể hiện dưới những sản phẩm, công trình cụ thể hoặc chứng nhận, chứng thực của các cấp có thẩm quyền qua các hình thức khen thưởng, vinh danh...

- Thể lực của nguồn nhân lực chất lượng cao:

Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực, sức khỏe là phát triển hài hòa của con người về thể chất và tinh thần. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hay thương tật”.

Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu về sức khỏe như: chiều cao, cân nặng, tuổi, chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Trình độ kinh tế

- xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở thể lực. Vì vậy, sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tiêu chí khác: ngoài các tiêu chí cơ bản trên, trong từng trường hợp cụ thể, đơn vị tuyển dụng có thể có các tiêu chí khác bổ sung như các kỹ năng xử lý công việc, khả năng làm việc nhóm, năng lực lãnh đạo,...

Với cách tiếp cận về năng lực thì tiêu chí đánh giá về NNLCLC gồm:

- Khả năng thích ứng nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, với năng lực chuyên môn và trình độ thành thạo nghiệp vụ cao.

- Có ý chí vượt khó, bền bỉ trong công việc, có năng lực kiềm chế bản thân…

- Có đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ, hợp tác và ý thức về tập thể, vì cộng đồng cao.

- Có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thay đổi, thích ứng nhanh, hội nhập cao, có sáng kiến đột phá, sáng tạo trong công việc...

- Có năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vượt trội trong công việc, có năng lực cạnh tranh, có đóng góp thực sự hữu ích cho xã hội...

Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã khuyến nghị và đưa ra áp dụng nhiều phương pháp để đánh giá sự phát triển con người, trong đó, phát triển phương pháp xác định chỉ số phát triển con người HDI được sử dụng phổ biến. Theo phương pháp này thì sự phát triển con người được xác định theo ba yếu tố cơ bản nhất và sự tổng hợp: sức khỏe, trình độ học vấn và thu nhập.

HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: Sức khỏe, tri thức, thu nhập.

Nước ta là một trong mười nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng GDP/người trên 20 bậc, điều này chứng tỏ nước ta đã cố gắng tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, quan tâm đến các yếu tố sức khỏe, giáo dục… Vì vậy, chỉ số HDI tuy không phản ánh trực tiếp chất lượng nguồn nhân lực, nhưng thể hiện khá rõ môi trường xã hội ở đó nuôi dưỡng và phát triển NNLCLC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)