Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 72 - 82)

2.2. Thực trạng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao

nhà nước tại thành phố Hà Nội

* Thực trạng cán bộ, công chức, viên chức trong các CQHCNN tại thành phố Hà Nội

Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội là 135.405 người trong đó hơn 115.000 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, đã và đang có những đóng góp tích cực và quyết định trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Theo báo cáo chất lượng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2016 - Sở Nội vụ Hà Nội năm 2017 (tính đến 31/12/2016) [33] thì:

Bảng 2.1. Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2016 (Tính đến 31/12/2016)

TT Nội dung Số lượng

1 Tổng số cán bộ, công chức, viên chức 135.405 Công chức CQHCNN 25.337 CBCC cơ quan khác 12.140 Viên chức 97.988 2 Trình độ chuyên môn - Trình độ Tiến sĩ trở lên: 1.891 - Trình độ Thạc sĩ: 11.467 - Trình độ Đại học: 60.534 - Trình độ Cao đẳng: 30.017 - Trình độ Trung cấp: 22.346 - Các trình độ đào tạo khác: 9.150 3 Trình độ chính trị - Cao cấp lý luận chính trị: 25.789 - Trình độ trung cấp lý luận chính trị: 80.076 - Trình độ sơ cấp chính trị: 29.540 4 Trình độ tin học - Trình độ đại học trở lên: 27.654 - Chứng chỉ tin học: 91.098 - Khác: 16.653 5 Trình độ ngoại ngữ - Trình độ đại học trở lên: 31.016 - Chứng chỉ tin học: 87.096 - Khác: 17.293;

Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2016 - Bộ Nội vụ năm 2017.

Nhận xét chung:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối làm việc: Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội (nhất là

cán bộ lãnh đạo, quản lý) ở các cơ quan, đơn vị, địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định mục tiêu con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức cầu tiến, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phục vụ nhân dân, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan.

- Về trình độ chuyên môn:

Số liệu cho thấy gần 98% cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học và trên đại học; 93% có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị; 78% có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng và cơ bản đều đã qua các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Có thể nói, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành của thành phố chức vụ càng cao thì trình độ mọi mặt đều cao hơn. Số công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao. Mỗi năm số công chức, viên chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học ngày càng tăng cao, đồng thời số công chức, viên chức có trình độ trung cấp, sơ cấp không qua đào tạo ngày càng giảm. Công tác tuyển dụng đã thay đổi theo hướng toàn diện hơn, chú trọng lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, phù hợp với cương vị đảm trách; chú trọng tìm nguồn và đào tạo nguồn cho việc quy hoạch công chức lãnh đạo, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa công chức.

- Về kỹ năng công tác:

Đa số cán bộ, công chức của Hà Nội đã có kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện các công việc cá nhân. Cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch thực hiện mục tiêu của Đảng, nhà nước và tỉnh đã đề ra. Có khả năng dự kiến được những khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết. Nhiều cán bộ, công chức có sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt nên sớm xử lý được mâu thuẫn nội bộ, xử lý các tình huống khi thực thi công vụ…

chức, viên chức thành phố Hà Nội ngày càng tiến bộ về mọi mặt. Điều đó thể hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao; tự chủ, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hóa, kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý nhà nước, pháp luật, pháp chế, đặc biệt là nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, hạn chế lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở thành phố Hà Nội hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra về công tác quản lý nhà nước. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tỉnh chú trọng, số lượng cán bộ, công chức, viên chức qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế còn hạn chế, bằng cấp, chứng chỉ tăng những chất lượng thật sự đang là vấn đề đáng lo ngại.

Như vậy, có thể thấy đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Hà Nội mặc dù đã có những chuyển biến nhất định về trình độ, phẩm chất chính trị và đạo đức, song vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế yếu kém. Đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có trình độ cao còn ít. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng kém hiệu quả trong hoạt động của CQHCNN, ảnh hưởng tới chất lượng tham mưu, đề xuất các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Thực tế đó đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với việc thu hút NNLCLC về công tác tại thành phố Hà Nội, đặc biệt là thu hút NNLCLC vào làm việc trong các CQHCNN tại thành phố Hà Nội.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước; Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều cố gắng trong công tác này. Mặc dù có rất nhiều cố gắng và triển vọng, song công tác đào tạo NNLCLC ở Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn và hạn chế:

Trước hết là hạn chế về khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu xã hội trên hai phương diện: Đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, dự báo hằng năm đào tạo mới chỉ đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu của xã hội được khoảng 60%; Đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thể hiện 80% đến 90% số sinh viên ra trường khi được tuyển dụng cần phải đào tạo lại. Do đặc thù của các CQHCNN, các vị trí việc làm đòi kiến thức khác nhau và khác nhiều so với khi ở trường đại học, nên hầu hết phải đào tạo, tự đào tạo và tổ chức huấn luyện tại công sở về chuyên môn cho nguồn nhân lực này.

Thứ hai là sự mất cân đối về số lượng giữa các ngành nghề được đào tạo

do sự thiếu định hướng trong việc chọn nghề và chọn trường cho sinh viên. Kết quả là, có những vị trí cần tuyển thì quá ít ứng viên, dẫn đến cạnh tranh thấp, tức là nguồn nhân lực chưa phải là chất lượng cao; mặt khác, trong mấy năm gần đây, có những ngành nghề lại quá nhiều đến mức sinh viên giỏi không có cơ hội nộp hồ sơ thi tuyển (kinh tế, tài chính).

* Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Hà Nội

- Về chính sách tuyển dụng, quản lý và sử dụng NNLCLC

Theo Báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về tình hình triển khai Luật Thủ đô năm 2015: tính từ tháng 7/2013 đến hết năm 2015, các CQHCNN của thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 61 thủ khoa, người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài (không qua kỳ thi công chức, viên chức).

Về tuyển dụng công chức, năm 2016, thành phố đã tổ chức xem xét tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển đối với 25 thủ khoa xuất sắc [30], 104 người là viên chức, cán bộ, công chức cấp xã, người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài, người có kinh nghiệm công tác từ đủ 5 năm trở lên.

Bảng 2.2. Số lượng Thủ khoa xuất sắc được tuyển dụng trong năm 2016

TT Đơn vị Số lượng

1 Sở Quy hoạch kiến trúc 05

2 Sở Công thương 04

3 Sở Giao thông vận tải 02

4 Sở Xây dựng 06

5 Sở Nội vụ 01

6 UBND Thành phố 02

7 UBND Quận Cầu Giấy 02

8 Sở Ngoại vụ 01

9 Sở Khoa học và công nghệ 01

10 Sở Lao động thương binh xã hội 01

Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2016 - Sở Nội vụ Hà Nội, năm 2017.

Năm 2017, kiểm tra, sát hạch tuyển dụng vào công chức không qua thi đối với 169 chỉ tiêu.

Về tuyển dụng viên chức, thành phố tổ chức tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua xét tuyển đặc cách đối với thủ khoa xuất sắc, bác sỹ nội trú của ngành Y tế (đã tuyển dụng 10 bác sỹ), đối với người tốt nghiệp đại học loại giỏi và thạc sĩ được đào tạo bằng tiếng nước ngoài, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch.

Đối với công chức nguồn cấp xã, thực hiện theo Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn thuộc thành phố giai đoạn 2012 - 2015, đã xét chọn, cử đi đào tạo và tuyển dụng công chức nguồn đối với 05 chức danh công chức xã, phường, thị trấn: Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - Xã hội, Địa chính - Xây dựng.

Đến tháng 9/2017, toàn thành phố đã có 714 công chức nguồn được tuyển dụng, phân công về làm việc tại các xã, phường, thị trấn, trong đó 480

người đã được công nhận hết thời gian tập sự và bổ nhiệm chính thức vào công chức cấp xã.

Việc quy hoạch, bổ nhiệm, chức vụ lãnh đạo quản lý: Hầu hết cán bộ thuộc diện thu hút được bố trí và sử dụng phù hợp với năng lực và ngành nghề đào tạo.

Việc sắp xếp, bố trí công tác và tạo môi trường làm việc đối với người được tuyển dụng, thu hút thì đa số những người sau khi tuyển dụng theo diện chính sách thu hút được cơ quan có thẩm quyền sắp xếp, bố trí công việc phù hợp nguyện vọng.

- Về tiền lương và chế độ đãi ngộ

Nhìn chung, tiền lương và chế độ đại ngộ đối với NNLCLC trong các CQHCNN của thành phố Hà Nội được thực hiện 100% theo quy định hiện hành. Người lao động được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 (hai mươi) lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận.

- Về đào tạo, bồi dưỡng phát triển

Theo Thành ủy Hà Nội, sau hơn 1 năm triển khai, kết quả thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của thành ủy về phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2016 - 2020 bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thành phố đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, năng lực làm việc, ý thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố.

Từ năm 2016 đến nay, thành phố quyết định cử 165 công chức, viên chức đi bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài. Đặc biệt, đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý đô thị cho đội ngũ công chức lãnh đạo các quận, huyện, sở, ngành theo chương trình phối hợp đào tạo trong nước và bồi dưỡng kiến thức thực tế ở nước ngoài tại Hoa Kỳ. Tổ chức đào

tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ y bác sĩ theo hướng đào tạo theo kíp, mời giáo sư, giảng viên nước ngoài đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc tại Trung tâm kỹ thuật cao Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Thành phố đã tiến hành phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo nhóm đối tượng cụ thể (Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp, công chức bộ phận một cửa, lãnh đạo cấp phòng, giám đốc Ban Quản lý dự án, công chức nguồn hành chính...).

Về kết quả nâng cao chất lượng cán bộ, tính đến 31/6/2017, toàn thành phố có trên 132.000 cán bộ, công chức, viên chức. Riêng cán bộ công chức cấp xã toàn thành phố có 6.688 cán bộ, 7.160 công chức. Trong đó, số cán bộ, công chức được cử đi đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị là 586 người; trung cấp lý luận chính trị trên 5.000 người.

Các cán bộ được đào tạo về lý luận chính trị đều nắm vững và hiểu rõ chức trách, công việc đảm nhiệm, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn có chí tiến thủ và ý thức tự giác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo trong công việc.

Theo Báo cáo của Sở Nội vụ về tình hình hoạt động của Quỹ ưu đãi, khuyến khích, đào tạo tài năng thành phố Hà Nội [31], số lượng cán bộ, công chức được tham dự các lớp đào tạo theo diện tài năng trẻ được thể hiện qua (Bảng 2.3) dưới đây:

Bảng 2.3: Số lượt người được hỗ trợ đào tạo sau đại học trong nước từ Quỹ ưu đãi, khuyến khích, đào tạo tài năng thành phố Hà Nội

giai đoạn 2014 - 2016

STT Năm Số lượng

(lượt người) Số tiền (đồng)

Số tiền trung bình/lượt người (đồng)

1 2014 396 2.425.648.036 6.125.374

2 2015 369 2.831.425.000 7.673.238

3 2016 353 3.067.590.433 8.690.058

Tổng số 1.118 8.324.663.469 7.446.032

Nguồn: Báo cáo chất lượng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2016 - Sở Nội vụ Hà Nội, năm 2017.

Việc bố trí công tác và môi trường làm việc: Việc bố trí sử dụng công chức sau thu hút được quan tâm đúng mức, các cơ quan đã chú trọng tạo môi trường làm việc tốt để người được thu hút có thể hòa nhập và phát huy tốt năng lực chuyên môn.

Được đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc thuận lợi để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, được tạo điều kiện để tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

+ Thành phố Hà Nội, các sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đã quan tâm bố trí sử dụng hiệu quả NNLCLC, đồng thời chống các biểu hiện của bệnh cục bộ, kèn cựa, gây khó khăn đối với NNLCLC trong công việc. Đã có người có trình độ cao được quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu cán bộ trong từng giai đoạn. Thành phố Hà Nội cũng đã tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 72 - 82)