Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số địa phương ở nước ta như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương trong việc thực hiện chính sách NLCLC, có thể nhận thấy, để thu hút NLCLC, các địa phương thường dựa vào đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của sự thành công đó là sự công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng và linh hoạt. Từ những kinh nghiệm thành công trong chính sách NLCLC của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các CQHCNN của thành phố Hà Nội cần bám sát chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách NNLCLC để xây dựng cho mình những chính sách phù hợp với điều kiện KT - XH, văn hóa, nhất là phù hợp với thủ đô.
Phải xây dựng và thực hiện một qui trình khoa học trong việc tuyển dụng NNLCLC. Bên cạnh đó, cần thành lập cơ quan chuyên trách có chức năng tìm kiếm, tuyển chọn những người có tài năng để hình thành NLCLC cho bộ máy hành chính nhà nước của thành phố, tạo cơ hội để người tài được tuyển dụng và thể hiện năng lực và sự tâm huyết của họ; tuy nhiên, không chỉ thực thi chính sách thu hút mà còn thực hiện những chính sách “giữ chân” người tài.
Thứ hai, chính sách NNLCLC của thành phố Hà Nội cần phải linh hoạt
hội, tuyển được những người tài năng để hình thành đội ngũ NNLCLC đã khó, nhưng phải duy trì và phát triển NNLCLC này. Linh hoạt trong chính sách NNLCLC không chỉ ở khía cạnh trả lương, hỗ trợ nhà ở,…mà còn là sự linh hoạt trong việc bổ nhiệm, giao trọng trách cho người tài, để người ta được “sĩ diện”.
Thứ ba, chính sách NNLCLC của Hà Nội cần phải đảm bảo công bằng,
bình đẳng, minh bạch, lấy kết quả công việc làm đầu; góp phần làm cho nguồn thu hút trở nên phong phú, tránh việc bỏ sót người tài, đồng thời tạo ra dư luận tốt trong xã hội.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu cơ sở khoa học về chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN, luận văn đã luận giải để đưa ra các khái niệm liên quan đến mục tiêu đề tài; đó là các khái niệm liên quan đến NNL, NNLCLC, thu hút NNLCLC; các tiêu chí xác định NNLCLC, chính sách để đi đến khái niệm công cụ của đề tài; đó là khái niệm về chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN và tầm quan trọng của chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN.
Chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN gồm các vấn đề về mục tiêu chính sách; giải pháp và công cụ chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN.
Trong Chương 1, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN. Bên cạnh đó, đưa ra một số kinh nghiệm về chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN của một số địa phương trong nước để thành phố Hà Nội xem xét, vận dụng vào thực tiễn địa phương, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN tại thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với các hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là đầu mối kết nối với các địa phương thông qua hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội đồng thời nằm trên hành lang công nghiệp xuyên Á, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với phần còn lại của châu Á. Có thể nói, vị trí và địa thế của Hà Nội rất thuận lợi cho việc phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hóa, khoa học lớn có tầm cỡ trong khu vực.
Về địa hình: Thủ đô Hà Nội có địa hình khá đa dạng, gồm: Vùng đồng bằng, vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Cao độ địa hình biến đổi từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông.
Về khí hậu: Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và trung du Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. Nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tương đối đồng nhất, biến đổi không nhiều giữa các vùng địa hình.
Về mạng lưới sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn và đi qua Hà Nội khá dày đặc, phong phú, gồm có: sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ… Hệ thống này có chức năng giao thông, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Ngoài mạng lưới sông ngòi, Hà Nội còn là thủ đô có nhiều ao hồ, hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có tới 111 hồ/ao với tổng diện tích khoảng 1.165 ha.
Về địa chất: Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, có khả năng xảy ra động đất trên các đứt gãy sâu chạy qua địa phận Thành phố. Khu vực từ đứt gãy ở phía Tây sông Hồng và ở phía Đông sông Lô nằm trong vùng động đất cấp 8 (trong điều kiện nền bình quân) magnitude Mmax ≤ 6,2; độ sâu chấn tiêu h = 15 - 20 m.
Hà Nội nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều sông hồ nhưng độ dốc thấp, nên hàng năm Hà Nội thường chịu ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn và làm ngập úng diện rộng. Vì vậy, trong xây dựng và phát triển đô thị cần phải có giải pháp thoát nước và xử lý cao độ nền hợp lý để hạn chế tối đa ngập úng. Ngoài ra do cấu trúc địa chất phức tạp, một số khu vực nền đất yếu cường độ chịu tải thấp R < 1,5kG/cm2
, cần chú ý khi xây dựng nhà cao tầng mật độ cao.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
* Về Kinh tế
Kinh tế thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tổng GDP đứng thứ hai cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010 - 2015 là 11,3% cao gấp 1,49 lần cả nước. Năm
14 C
Xây dự D
Nông, Lâm nghiệp và T
Hà Nội là một trong số ít địa phương của cả nước có tỷ trọng dịch vụ (52,5%) cao hơn ngành Công nghiệp (41,9%) trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2015 và là ngành có tỷ trọng cao nhất. Các thành phần kinh tế đều được thành phố khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước được củng cố, sắp xếp lại, tiếp tục giữ vị trí quan trọng (năm 2015 khu vực nhà nước vẫn chiếm 45,7% trong cơ cấu GDP). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng của Hà Nội chưa thật sự bền vững và tương xứng với tiềm năng khi GDP chưa bằng ½ của Thành phố Hồ Chí Minh.
* Về công nghiệp
Công nghiệp Hà Nội trong những năm qua có mức tăng trưởng khá.
n tăng 11,1% so năm 2014
Năm 2015, các sản phẩm chủ yếu của ngành Công nghiệp Hà Nội tiếp tục
tăng cao. Theo số liệ địa bàn thành phố Hà Nội
tính đến tháng 12 năm 2015 có 01 khu công nghệ cao Hòa Lạc, 14 khu công nghiệp, 49 cụm công nghiệp, 177 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 1.310 làng nghề. Mặc dù các cơ sở công nghiệp đã góp phần thể hiện vai trò của Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giải quyết gần nhiều lao động, song việc phát triển công nghiệp của thành phố chưa tương xứng với tiềm năng đã có, một số khu công nghiệp triển khai chậm và chưa có hiệu quả.
* Về dịch vụ
Năm 2015, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế GDP, chiếm 52,5%, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế thành phố Hà Nội.
Dịch vụ thông tin và truyền thông và dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm là hai ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Hà Nội là một trong hai trung tâm thông tin và tài chính lớn nhất của cả nước. Tỷ trọng trong GDP của các ngành dịch vụ này lần lượt là 10,1% và 4,2%.
thương mại và siêu thị, gần 200 cửa hàng tiện ích, tự chọn. Nhìn chung, mạng lưới chợ, siêu thị - trung tâm thương mại trên cơ sở phân bố mật độ dân cư khu vực Hà Nội và hệ thống chợ đầu mối hiện đại đều thiếu và yếu. Hệ thống phân phối bán lẻ nằm rải rác và tự phát không có sức cạnh tranh. Về trung tâm hội chợ triển lãm, nhu cầu ngày càng tăng nhưng quy mô và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
* Về du lịch
Thủ đô Hà Nội có bề dày lịch sử 1000 năm, có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, đó là những điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển ngành Du lịch. Tuy nhiên, du lịch Hà Nội chưa xứng đáng với tầm vóc của nó. Năm 2015, khách quốc tế đến Hà Nội là 1.277,1 nghìn lượt khách, tăng 2,6% so cùng kỳ. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 7382,1 nghìn lượt người giảm 2,3% so cùng kỳ. Ngành Du lịch chỉ đóng góp trực tiếp khoảng 4% GDP của thành phố.
Các dịch vụ khác như đào tạo, khoa học công nghệ cũng có vai trò quan trọng. Hà Nội là trung tâm đào tạo và khoa học công nghệ lớn nhất của cả nước.
* Về nông, lâm, thủy sản
Hạ tầng kinh tế khu vực nông thôn Hà Nội trong những năm qua tiếp tục được đầu tư nâng cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 tại Hà Nội chỉ chiếm tỷ trọng 5,6% GDP. Trong đó, ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên 94%. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi - thủy sản - dịch vụ nông nghiệp; tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần. Có thể nói, khu vực nông lâm nghiệp có giá trị quan trọng đối với môi trường của thành phố, giữ gìn và bảo tồn đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, tạo không gian nghỉ ngơi, du lịch và cung cấp lương thực thực phẩm, rau xanh cho Hà Nội.
* Về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ
Giữ vững và ổn định quy mô giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình trường lớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học.
Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao. Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thu được kết quả tốt. Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa được ưu tiên đầu tư, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh. Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014 đạt 35% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%). Đầu tư cho khoa học công nghệ được đa dạng hóa, công tác quản lý được đổi mới theo hướng gắn chặt hơn với yêu cầu thực tiễn. Thành phố quan tâm xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng tài năng và nhân lực chất lượng cao.
* Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Hiện nay, Hà Nội là một trong hai trung tâm y tế lớn nhất nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), một trong bốn trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng), đồng thời cũng là trung tâm đào tạo cán bộ ngành Y, dược lớn nhất nước. Hà Nội là nơi tập trung đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, có nhiều bệnh viện đầu ngành của Trung ương, của các ngành cũng như của Hà Nội với trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, việc tập trung mật độ cao các bệnh viện tuyến Trung ương trong nội thành với số lượng rất lớn bệnh nhân từ các tỉnh phía Bắc đến chữa bệnh đã làm hệ thống bệnh viện trở nên quá tải trầm trọng, gây áp lực đến cơ sở hạ tầng và môi trường khu vực trung tâm Hà Nội. Cụ thể như sau:
Các cơ sở khám chữa bệnh do Trung ương quản lý:
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý, trong đó có 16 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có tổng diện tích 51,93 ha với 6.680 giường bệnh; 04 bệnh viện đa khoa với 2.350 giường bệnh; 03 bệnh viện y học cổ truyền và châm cứu với tổng số 770 giường bệnh nội trú và 150 ngoại trú; 09 bệnh viện chuyên khoa, tổng số giường bệnh 3.560 giường.
Các cơ sở khám chữa bệnh do các bộ, ngành khác quản lý:
Trên địa bàn Hà Nội có 09 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành với tổng số 940 giường bệnh, 05 bệnh viện thuộc Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng với hàng nghìn giường bệnh. Các cơ sở này chủ yếu phục vụ cho các cán bộ công nhân viên chức thuộc các cơ quan trung ương và các bộ, ngành quản lý theo quy định của nhà nước, đồng thời cũng tham gia khám chữa bệnh cho người dân Hà Nội.
Các cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà Nội:
Thành phố Hà Nội hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và y học cổ truyền, có tổng diện tích 68,91 ha với 7.980 giường bệnh. Ngoài ra, Hà Nội có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trong đó có 07 trung tâm y tế có giường bệnh. Tổng diện tích của 07 trung tâm này là 2,15 ha với tổng số 115 giường bệnh. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 575 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mạng lưới hầu như phủ khắp địa bàn Hà Nội và được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn thành phố:
Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập tại thành phố Hà Nội đang có chiều hướng phát triển nhanh, là bộ phận rất quan trọng góp phần thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân Thủ đô. Hiện tại, thành phố có 19 bệnh viện đã được cấp giấy phép hoạt động với tổng số 540 giường (chiếm khoảng 6,5% tổng số giường bệnh công lập và tư nhân); 20 bệnh viện dự kiến xây mới, đang làm thủ tục xây dựng, thủ tục đầu tư và chuẩn bị đầu tư với tổng số 1.440 giường. Tổng số giường bệnh các bệnh viện khu vực tư nhân đang hoạt động và dự kiến xây mới là 1.980 giường. Như vậy, số lượng bệnh viện ngoài công lập tại Hà Nội còn ít, số lượng giường bệnh cũng ít hơn nhiều so với số lượng giường bệnh của khu vực công lập.
Ngoài ra còn có các phòng khám tư với 210 phòng khám đa khoa, trong đó có 3 phòng khám vốn đầu tư nước ngoài; 1.379 phòng khám chuyên khoa; 288 cơ sở tư nhân làm dịch vụ y tế.
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của thành phố Hà Nội trong thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (từ tình hình kinh tế - chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (từ tình hình kinh tế -