Thực trạng các chính sách thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

2.2. Thực trạng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

2.2.1. Thực trạng các chính sách thu hút nguồn nhân lực

quan hành chính nhà nước tại thành phố Hà Nội

2.2.1. Thực trạng các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Hà Nội tại thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn coi trọng phát triển NNLCLC của thành phố, trong đó đặc biệt chú trọng tới thu hút NNLCLC về làm việc tại các CQHCNN.

Từ năm 2002, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có Nghị quyết về thu hút người tài năng về công tác tại thành phố Hà Nội tháng 5 năm 2001, ngày 5/12/2002, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành hai quyết định quan trọng - là quyết định đầu tiên về thu hút NNLCLC tại Hà Nội, đó là Quyết định số 167/2002/QĐ-UB về việc ban hành quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ

cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp phát triển thủ đô và Quyết định số 168/2002/QĐ-UBND về việc ban hành quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2009, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định số 91/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 về việc ban hành quy định về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội, trong đó có những quy định cụ thể thực hiện các chính sách thu hút NNLCLC vào các CQHCNN của thành phố.

Đến năm 2013, căn cứ Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/ 7/2013 về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô của HĐND thành phố Hà Nội đã quy định cụ thể các chính sách về thu hút NNLCLC vào CQHCNN thành phố Hà Nội và được UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện bằng kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 06/9/2013, Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 về việc ban hành quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức và giảng viên thỉnh giảng thuộc thành phố Hà Nội và Quyết định số 2734/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô - thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngoài ra việc triển khai chính sách thu hút NNLCLC vào các CQHCNN của thành phố Hà Nội còn được thể hiện trong Quyết định số 3724/QĐ- UBND ngày 17/8/2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.

*Nội dung các chính sách được thể hiện trên các lĩnh vực:

- Về tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động

Tại Điều 2, Điều 3, Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển thủ đô đã quy

định cụ thể các đối tượng được coi là NNLCLC cần được thu hút trọng dụng, đó có thể là những người:

1. Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành thành phố đang có nhu cầu.

2. Tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.

3. Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II. 4. Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải theo quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực hoặc thế giới.

6. Chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, có sáng kiến, công trình, giải pháp mang tính đột phá được ứng dụng phục vụ phát triển KT - XH của thủ đô.

Trên cơ sở xác định đối tượng thu hút rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của thủ đô, thành phố Hà Nội đã đề ra việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng NNLCLC này một cách có hiệu quả, cụ thể:

Đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 2 nêu trên đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về tuyển dụng và đáp ứng vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cần tuyển sẽ được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển.

Các đội tượng này sẽ được bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 2 nêu trên nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định được tiếp nhận hoặc

xét đặc cách không qua thi tuyển vào công chức, viên chức được xếp ngạch bậc lương theo quy định của pháp luật.

- Về tiền lương và chế độ đãi ngộ

Đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 2 nêu trên sau khi được tuyển dụng vào các CQHCNN sẽ được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 (hai mươi) lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận.

Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 2 nêu trên sẽ được xếp ngạch bậc lương theo quy định của pháp luật, được cung cấp thông tin liên quan đến công trình đề án và hỗ trợ kinh phí phục vụ nghiên cứu, được trả thù lao theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc

- Về đào tạo, bồi dưỡng phát triển

Đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 2 nêu trên sau 02 (hai) năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài.

Các loại hình đào tạo gồm có: 1. Đào tạo ở trong nước:

a) Đào tạo chính quy, tập trung; b) Đào tạo không tập trung. 2. Đào tạo ở nước ngoài:

a) Đào tạo theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các bộ, ngành trung ương;

b) Đào tạo theo chương trình học bổng của chính phủ hoặc cơ sở đào tạo của nước ngoài;

c) Đào tạo theo hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo trong nước và cơ sở đào tạo nước ngoài (đào tạo trong nước, được cấp bằng quốc tế hoặc đào tạo theo hai giai đoạn: giai đoạn trong nước và giai đoạn ngoài nước được cấp bằng quốc tế); tuyển chọn bằng hình thức thi tuyển, giảng dạy và học tập bằng tiếng nước ngoài.

d) Đào tạo theo các lớp học do thành phố tổ chức.

- Đào tạo sau đại học ở trong nước, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo gồm: tiền học phí, tiền hỗ trợ hàng tháng đi học bằng 1,5 mức lương tối thiểu, hỗ trợ bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương tối thiểu, luận án tốt nghiệp tiến sĩ bằng 80 lần mức lương tối thiểu;

- Đào tạo sau đại học ở nước ngoài được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu thành phố có chương trình hợp tác cụ thể với nước ngoài hoặc được hỗ trợ hàng tháng thực học bằng 5 lần mức lương tối thiểu nếu đi học sau đại học không dùng ngân sách của thành phố.

- Về điều kiện và môi trường làm việc

NNLCLC vào làm việc tại các CQHCNN của thành phố sẽ được hỗ trợ, ưu tiên về điều kiện, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc, nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ.

Được ưu tiên xem xét trong việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)