Kinh nghiệm về chính sách thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 53)

một số địa phương

Ở Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của địa phương nên nhiều tỉnh, thành phố đã đưa ra nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực. Hiện nay, căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách thu hút nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta, hầu hết các địa phương đã ban hành các văn bản quy định về thu hút NNLCLC vào công tác trong các CQHCNN phù hợp với điều kiện địa phương như: Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Cần Thơ,… Trong số các địa phương triển khai thực hiện chính sách thu hút NNLCLC, Quảng Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng, là những tỉnh, thành phố có những nét nổi bật và đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, cụ thể như sau:

1.4.1. Thành phố Đà Nẵng

Chủ trương chính sách: Cùng với nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước như Bình Dương, Cần Thơ, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,... Đà

Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện chính sách thu hút NNLCLC. Chính sách thu hút nguồn nhân lực của Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1998 trên tinh thần “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ thành phố đến cơ sở đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố” trong Chương trình hành động số 01/Ctr-TU ngày 15/12/1997 của Thành ủy Đà Nẵng về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đến năm 2000, nội dung của chính sách được cụ thể hóa trong Quyết định số 86/2000/QĐ-UB ngày 02/8/2000 về thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người có học hàm, học vị, những cán bộ có trình độ chuyên môn cao tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố và chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại thành phố Đà Nẵng.

Sau 07 năm thực hiện, chính sách được tiếp tục bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế, được thể hiện cụ thể trong Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 26/8/2007 về ban hành quy định về chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý.

Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 18/6/2010 về việc ban hành quy định về tiếp nhận, bố trí công tác và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng.

Thông báo số 87/TB-UBND ngày 18/6/2010 của UBND thành phố về Danh mục ngành nghề tiếp nhận, bố trí công tác đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng trong năm 2010.

* Kết quả:

Chính sách thu hút NNLCLC của Đà Nẵng từ khi thực hiện đến cuối năm 2010 đã tiếp nhận được hơn 900 người. Trong đó, có 03 tiến sĩ (02 người

tốt nghiệp xuất sắc ở nước ngoài); 17 thạc sĩ (04 người tốt nghiệp ở nước ngoài); có 52 người có trình độ đại học tốt nghiệp loại giỏi (có 02 người tốt nghiệp ở nước ngoài).

Về phía đối tượng thu hút và đối tượng đào tạo theo chính sách nhân tài của thành phố, có 87% đã hài lòng với việc bố trí, sử dụng, điều kiện công tác. Số ít còn lại vẫn còn tâm lý khác nhau do nhiều nguyên nhân từ chế độ tiền lương còn thấp, điều kiện việc làm chưa tương xứng.

Với chính sách thu hút nhân tài Đà Nẵng đã có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tương đối chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách chủ động và sáng tạo. Những nỗ lực đó đã góp phần để nhiều năm liền thành phố luôn giữ hàng đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cùng với nhiều kết quả nổi trội trong cải cách hành chính…

1.4.2. Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang quyết liệt triển khai đồng bộ ba đột phá chiến lược, đó là: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính; phát triển NNL. Đặc biệt, đối với phát triển NNL, tỉnh đã và đang đưa ra nhiều cơ chế, chính sách “thu hút” nhân tài.

Trong nhiều năm qua, tỉnh đã đưa ra rất nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng NNL của tỉnh. Trong đó, nổi bật là Quyết định số 2200/2014/QĐ-UBND (ngày 3/10/2014) về sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung theo Quyết định 2239/2012/QĐ-UBND (ngày 4/9/2012) về việc ban hành chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài… Hầu hết các chính sách mà tỉnh ban hành đã đi vào cuộc sống, được tuyên truyền rộng rãi đến các đối tượng cần thu hút.

Theo số liệu của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh, tính từ tháng 9 năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2013, Quảng Ninh đã thu hút được 170 công chức, viên chức vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh (145 người thông qua tuyển dụng; 25 người tiếp nhận từ cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh,

từ tỉnh ngoài). Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được thu hút về tỉnh công tác trong các năm 2012 và 2013 cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng của tỉnh. Cụ thể: 34 trường hợp tuyển dụng công chức (31 thạc sĩ; 02 thủ khoa đại học trong nước; 01 tốt nghiệp đại học loại giỏi ở nước ngoài);

Cùng với đó, chính sách còn đưa ra nhiều chế độ ưu đãi rất thuận cho các đối tượng được thu hút như: Được bố trí công việc phù hợp với khả năng, triển vọng và gắn với công tác quy hoạch hằng năm; được tạo môi trường công tác thuận lợi để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được ưu tiên xem xét bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn; được ưu tiên bố trí làm việc cho vợ hoặc chồng; được ưu tiên xem xét đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn...

Không chỉ dừng lại ở đó, để phù hợp với điều kiện mới, hiện tỉnh đang tích cực đẩy nhanh việc xây dựng Đề án “Chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút NNLCLC”.

Mục tiêu chung của Đề án là thu hút những người có đức, có tài, có trình độ chuyên môn cao về làm việc, cống hiến tại tỉnh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững mạnh và chuyên nghiệp, thích ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án cũng đưa ra một vài chính sách mới: Chính sách thu hút NNLCLC; chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chính sách hỗ trợ người có tài. Đề án sau khi được hoàn thiện và ban hành sẽ góp phần giúp cho công tác “hút” nhân tài của tỉnh đi vào thực chất, hiệu quả, toàn diện, tránh lãng phí hơn.

Việc “hút” nhân tài hiệu quả sẽ góp phần giúp cho Quảng Ninh thực hiện tốt đột phá về phát triển NNL, tạo đà phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội trong những năm tới. Qua đó, Quảng Ninh đã bước đầu khẳng định được rằng: ở Quảng Ninh, NNLCLC sẽ được trọng dụng. Đây là điều hết sức quan trọng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.4.3. Tỉnh Bình Dương

Ngày 28/10/2009, UBND tỉnh Bình Dương đã thông qua chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực mới. Theo đó, thời gian cam kết

công tác tại tỉnh sẽ là 05 năm; người có bằng đại học, sau đại học chính quy trong và ngoài nước được hỗ trợ thêm cho đủ 100% lương bậc khởi điểm của ngạch công chức trong thời gian tập sự. Ngoài ra, còn được trợ cấp thêm từ 02 triệu đến 30 triệu đồng tùy theo trình độ. Cán bộ, công chức tiếp nhận từ ngoài tỉnh sẽ được trợ cấp một lần tùy theo định mức như giáo sư - tiến sĩ là 70 triệu đồng; phó giáo sư - tiến sĩ là 50 triệu đồng; tiến sĩ là 30 triệu đồng…

Nhờ chủ trương “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư, chỉ sau vài năm Bình Dương đã xây dựng thành công khu công nghiệp Sóng Thần và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Đến nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp, 10 khu cụm công nghiệp. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND, ngày 21/12/2011, về quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bằng quyết định này, các đối tượng được hỗ trợ tối đa nhằm yên tâm việc học tập, trang bị kiến thức để trở về xây dựng và phục vụ quê hương.

Ngoài ra, Bình Dương còn ban hành nhiều chính sách về thu hút và phát triển NNLCLC như:

- Nghị quyết số 58/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh khóa VIII - kỳ họp thứ 3 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển NNL tỉnh Bình Dương;

- Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển NNL tỉnh Bình Dương;

- Quyết định 05/2013/QĐ-UBND ngày 20/03/2013 của UBND Bình Dương Ban hành quy định về nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương.

Việc thu hút nhân lực của Bình Dương được thực hiện theo Quyết định 133/2006/QĐ-UBND ngày 16/08/2006 với một số chính sách khác biệt với thành phố Đà Nẵng như:

- Đối với những người được đào tạo sau đại học: mức trợ cấp ban đầu sẽ khác nhau tùy hạng tốt nghiệp và nơi tốt nghiệp, ví dụ: Thạc sĩ trong nước được trợ cấp 15 triệu đồng/lần, tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc được thêm 04 triệu đồng; tốt nghiệp ở nước ngoài được 20 triệu đồng/lần, tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc được thêm 06 triệu đồng.

- Đối với những chức danh, ngành nghề tỉnh đang cần nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn sẽ được UBND tỉnh xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang hưởng (áp dụng cho cả cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh).

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số địa phương ở nước ta như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dương trong việc thực hiện chính sách NLCLC, có thể nhận thấy, để thu hút NLCLC, các địa phương thường dựa vào đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của sự thành công đó là sự công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng và linh hoạt. Từ những kinh nghiệm thành công trong chính sách NLCLC của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các CQHCNN của thành phố Hà Nội cần bám sát chủ trương

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách NNLCLC để xây dựng cho mình những chính sách phù hợp với điều kiện KT - XH, văn hóa, nhất là phù hợp với thủ đô.

Phải xây dựng và thực hiện một qui trình khoa học trong việc tuyển dụng NNLCLC. Bên cạnh đó, cần thành lập cơ quan chuyên trách có chức năng tìm kiếm, tuyển chọn những người có tài năng để hình thành NLCLC cho bộ máy hành chính nhà nước của thành phố, tạo cơ hội để người tài được tuyển dụng và thể hiện năng lực và sự tâm huyết của họ; tuy nhiên, không chỉ thực thi chính sách thu hút mà còn thực hiện những chính sách “giữ chân” người tài.

Thứ hai, chính sách NNLCLC của thành phố Hà Nội cần phải linh hoạt

hội, tuyển được những người tài năng để hình thành đội ngũ NNLCLC đã khó, nhưng phải duy trì và phát triển NNLCLC này. Linh hoạt trong chính sách NNLCLC không chỉ ở khía cạnh trả lương, hỗ trợ nhà ở,…mà còn là sự linh hoạt trong việc bổ nhiệm, giao trọng trách cho người tài, để người ta được “sĩ diện”.

Thứ ba, chính sách NNLCLC của Hà Nội cần phải đảm bảo công bằng,

bình đẳng, minh bạch, lấy kết quả công việc làm đầu; góp phần làm cho nguồn thu hút trở nên phong phú, tránh việc bỏ sót người tài, đồng thời tạo ra dư luận tốt trong xã hội.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu cơ sở khoa học về chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN, luận văn đã luận giải để đưa ra các khái niệm liên quan đến mục tiêu đề tài; đó là các khái niệm liên quan đến NNL, NNLCLC, thu hút NNLCLC; các tiêu chí xác định NNLCLC, chính sách để đi đến khái niệm công cụ của đề tài; đó là khái niệm về chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN và tầm quan trọng của chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN.

Chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN gồm các vấn đề về mục tiêu chính sách; giải pháp và công cụ chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN.

Trong Chương 1, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN. Bên cạnh đó, đưa ra một số kinh nghiệm về chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN của một số địa phương trong nước để thành phố Hà Nội xem xét, vận dụng vào thực tiễn địa phương, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN tại thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với các hầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là đầu mối kết nối với các địa phương thông qua hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội đồng thời nằm trên hành lang công nghiệp xuyên Á, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với phần còn lại của châu Á. Có thể nói, vị trí và địa thế của Hà Nội rất thuận lợi cho việc phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hóa, khoa học lớn có tầm cỡ trong khu vực.

Về địa hình: Thủ đô Hà Nội có địa hình khá đa dạng, gồm: Vùng đồng bằng, vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Cao độ địa hình biến đổi từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông.

Về khí hậu: Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng và trung du Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh và ít mưa, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. Nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi tương đối đồng nhất, biến đổi không nhiều giữa các vùng địa hình.

Về mạng lưới sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn và đi qua Hà Nội khá dày đặc, phong phú, gồm có: sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích, sông Cà Lồ… Hệ thống này có chức năng giao thông, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Ngoài mạng lưới sông ngòi, Hà Nội còn là thủ đô có nhiều ao hồ, hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có tới 111 hồ/ao với tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)