Khái niệm chính sách công, thu hút, chính sách thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

1.3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

1.3.1. Khái niệm chính sách công, thu hút, chính sách thu hút

chính nhà nước

1.3.1. Khái niệm chính sách công, thu hút, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao lực chất lượng cao

Chính sách công

Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “chính sách công” được sử dụng rất phổ biến. Chính sách công (CSC) được tiếp cận nghiên cứu từ những giác độ khoa học khác nhau theo đó có những cách hiểu, xác định không hoàn toàn giống nhau về khái niệm và các thuộc tính của CSC, cụ thể như:

Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971).

Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978).

Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004).

Theo giáo trình Hoạch định và phân tích CSC, Học viện Hành chính thì: Chính sách công là những hành động ứng xử của nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển [19].

Theo TS. Lê Văn Hòa (2017), “CSC là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển” [17]

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải đưa ra khái niệm: Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định

có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội [13].

PGS.TS. Văn Tất Thu cho rằng: CSC là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Nhà nước dựa trên nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân ban hành CSC. Ngoài mục đích phục vụ cho lợi ích của giai cấp, của đảng cầm quyền còn để mưu cầu lợi ích cho người dân và xã hội. CSC được hoạch định bởi đảng chính trị nhưng do chính phủ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Bản chất của CSC là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện các hoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào hành vi xã hội trong quá trình phát triển.[37]

Từ những phân tích trên cho thấy CSC chính là kết quả của các quyết định của chính phủ, các quyết định này nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề của xã hội, trong đó là các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã vạch ra từ trước. Như vậy, CSC trong trường hợp của Việt Nam có thể định nghĩa như sau:

Chính sách công là các quyết định của Nhà nước nhằm giải quyết về một lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội nhất định theo mục tiêu đặt ra.

- Thu hút và chính sách thu hút NNLCLC

Thu hút có nghĩa là “lôi cuốn, làm dồn mọi sự chú ý vào”. Xét trên phạm vi hẹp, thu hút là một trong các khâu quan trọng trong quản trị NNL của tổ chức nhằm tuyển dụng những người có đủ năng lực, trình độ từ LLLĐ xã hội vào làm việc cho một cơ quan, tổ chức. Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1992 [44], Thu hút là lôi cuốn, làm dồn mọi sự chú ý vào (tr. 941). Theo nghĩa đó, tác giả cho rằng:

Thu hút là phát hiện và tuyển dụng được NNLCLC vào nền hành chính nhà nước bằng các chính sách công.

Tuyển thêm người cho tổ chức là một nội dung rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của tổ chức trước những đòi hỏi của sự phát triển, đồng thời cũng góp phần vào việc kích thích và phát huy hiệu quả cạnh tranh với nguồn nhân lực hiện có của tổ chức.

Theo giáo trình Tổ chức nhân sự HCNN của Học viện Hành chính quốc gia, NXB Giáo dục, Hà Nội (2008), thu hút, tạo nguồn cho các cơ quan hành chính nhà nước là một trong các khâu của quá trình tuyển dụng nhân lực. Tuyển thêm người hay bổ sung thêm người cho cơ quan hành chính nhà nước, tức là từ khâu đầu tiên cho đến giai đoạn hình thành nguồn nhân lực, được mô tả chi tiết qua mô hình sau [20]:

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực Thu hút tạo nguồn Tuyển chọn Tập sự Nhận Không nhận

Nguồn: Giáo trình Tổ chức nhân sự HCNN của Học viện Hành chính quốc gia

Xét trên bình diện rộng, thu hút nguồn nhân lực cho tổ chức không chỉ là một khâu của quy trình quản lý nguồn nhân lực mà nó phải là tổng thể các cơ chế, chính sách tạo sức hấp dẫn nhằm kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt (cả điều kiện vật chất và tinh thần) để người có tài năng, năng lực, trình độ cao và phẩm chất tốt vào làm việc cho tổ chức.

Có thể nói, một CQHCNN có cơ chế chính sách tốt, rõ ràng trong công tác quản lý nguồn nhân lực cũng như phương thức tổ chức và hoạt động của CQHCNN thì tự thân nó đã có đủ sức hấp dẫn đối với những người có tài năng. Đồng thời, để tạo được sức hấp dẫn và lôi cuốn đối với NNLCLC vào làm việc cho các CQHCNN, cần có những có chế chính sách riêng biệt (về phát hiện, tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến, khen thưởng, đãi ngộ…) đối với NNLCLC. Như vậy, trên cơ sở nội dung đã nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN như sau:

Chính sách thu hút NNLCLC cho các CQHCNN là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau về NNLCLC do nhà nước ban hành nhằm đề

ra các mục tiêu, giải pháp và các tiêu chuẩn cụ thể về NNLCLC nhằm tạo điều kiện thuận lợi để những người có tài năng, trình độ cao và phẩm chất tốt vào làm việc cho các CQHCNN.

Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước ban hành về nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào các CQHCNN, các địa phương tổ chức thực hiện chúng chủ yếu bằng việc ban hành các nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. Chủ thể thực thi CSC là (1) các cơ quan nhà nước, cụ thể trong HCNN là các CQHCNN và các cán bộ, công chức (CBCC) của những cơ quan đó, đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực thi CSC; (2) chủ thể tham gia thực thi CSC là các đối tác phi nhà nước (doanh nghiệp, tổ chức có liên quan,…) và (3) chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng CSC, mà ở đây là các cá nhân - NNLCLC, tham gia trong quá trình thu hút tuyển dụng vào CQHCNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)