Môi trường bên ngoài của chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 30 - 31)

1.3.3.1. Pháp luật và chính sách của Nhà nước (về tiền lương, thưởng và các chế độ phúc lợi)

Pháp luật và các chính sách của nhà nước là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo động lực cho người lao động. Là yếu tố kích thích hoặc kìm hãm năng lực của người lao động. Những chính sách về lao động dôi dư, chính sách tiền lương, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó, quy định về trả lương làm thêm giờ... sẽ tác động đến chính sách của tổ chức và tác động đến động lực của người lao động. Pháp luật càng nghiêm minh và có hiệu lực thì người lao động sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.

Ngoài ra cần kể đến hệ thống chính sách trong tổ chức bao gồm các nội quy, quy định, các chính sách quản lý như, thi đua, khen thưởng, kỷ luật... Chính sách quản lý của tổ chức tác động rất nhiều đến thái độ, hành vi của người lao động. Ví dụ: có chính sách về khen thưởng, một lời khen ngợi, biểu dương thì sẽ làm người lao động cảm thấy phấn chấn, vui vẻ, làm việc có động lực hơn... Hệ thống chính sách được xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng, rõ ràng sẽ củng cố được lòng tin của người lao động đối với tổ chức. Một hệ thống chính sách phù hợp còn đòi hỏi quá trình thực hiện phải chính xác, chặt chẽ và phải công bằng. Tránh tình trạng không thực hiện hoặc thực hiện sai, như thế không những không tạo động lực cho người lao động mà ngược lại gây những phản ứng bất bình, chán nản cho người lao động.

1.3.3.2. Đặc trưng vùng miền

Mỗi một vùng miền, một dân tộc có những quan niệm riêng, phong tục tập quán riêng, không nơi nào giống nơi nào, cũng như vậy mỗi quốc gia có đặc

trưng riêng, do đó khi xây dựng các kế hoạch, biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động cũng cần để ý vấn đề này. Ví dụ như miền bắc trọng tập thể, đề cao tính tập thể, tinh thần đoàn kết, miền Nam đề cao tinh thần cá nhân. Do đó, mỗi người lao động sẽ chịu ảnh hưởng chung với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Khi tập hợp thành một tổ chức, các cá nhân sẽ mang theo những giá trị đó. Sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động. Do đó, khi xây dựng chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động cần phải quan tâm đến khía cạnh giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc, vùng miền. Đặc biệt với các tổ chức đa văn hóa.

1.3.3.3. Điều về kiện kinh tế - xã hội

Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội: Các yếu tố về kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, mức sống ở địa phương, thất nghiệp... hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội đều có thể ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động trong các tổ chức. Đơn giản về mức sống của công chức cũng có tác động đến động lực làm việc của họ. Bất kỳ người lao động nào khi tham gia vào làm việc cho một tổ chức nào trước hết đều mong muốn có một mức lương cao. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của mỗi cá nhân mà yếu tố “lương cao” được đánh giá có mức độ quan trọng khác nhau. Đối với những người lao động có mức thu nhập thấp, tình trạng kinh tế khó khăn thì họ luôn coi tiền lương là mục tiêu hàng đầu trong khi đó đối với những người lao động có tình trạng kinh tế khá giả, giàu có thì lương không phải là mục tiêu làm việc hàng đầu mà thay vào đó là các nhu cầu khác như công việc thú vị, cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)