Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Văn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 40 - 43)

Từ những kinh nghiệm về giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường thành phố Đà Nẵng và từ luận văn Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức tại sở lao động thương binh xã hội tỉnh Nam Định bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Văn Bàn, đó là:

Trước hết, là tìm hiểu rõ những học thuyết áp dụng vào thực tế. Sau đó, tìm ra các thực trạng và bất cập trong tạo động lực làm việc cho công chức xã tại huyện và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó.

Sau đó điều tiết và sử dụng các công cụ kích thích cả về vật chất và tinh thần: như tiền lương, thưởng, phúc lợi, công tác đào tạo… nhằm phát huy hết khả năng và trình độ của nguồn nhân lực công chức xã. Đặc biệt chính sách lương thưởng là một trong những vấn đề quan trọng và có tính tạo động lực hiệu quả cho công chức cao nhất. Trong công tác chi trả lương thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao động huyện cần hết sức chú trọng đến nguyên tắc công bằng, minh bạch, luôn luôn ghi nhận sự đóng góp của mỗi công chức với cơ quan từng xã. Bên cạnh đó chính sách lương thưởng và các khoản phụ cấp khác nên đảm bảo tính phù hợp và nên có tính cạnh tranh cao giữa các công chức. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuyên môn cho công chức xã để họ nâng cao mọi kỹ năng. Huyện cần có chính sách đào tạo cho đội ngũ không ngừng hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và kĩ năng làm việc. Công chức sau đào tạo cần được bố

trí công việc phù hợp để có điều kiện phát huy khả năng của mình, đóng góp cho cơ quan.

Qua nghiên cứ các đơn vị có thể thấy thực trạng tạo động lực, còn chưa được chú trọng nhiều, đôi khi chỉ mang nhiều tính hình thức, tính định lượng chưa cao. Thông qua việc đánh giá phân tích công việc, cần có sự công bằng, dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ lao động có thâm niên công tác nhiều kinh nghiệm và đội ngũ lao động trẻ với nhiệt huyết và năng động và từng vị trí khác nhau sẽ có nhu cầu về động lực khác nhau. Từ đó, huyện Văn Bàn sẽ áp dụng linh hoạt và rút ra được nhiều bài học bổ ích, quý giá cho công tác tạo động lực làm việc cho công chức xã.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu lý luận về những khía cạnh của việc tạo động lực làm việc cho công chức, trong chương một tác giả đã lần lượt làm rõ được những nội dung lý luận để đặt nền tảng cho việc nghiên cứu chương hai. Tác giả đã phân tích những khái niệm về, động cơ; động lực, tạo động lực; công chức, để hiểu được đối tượng mình hướng tới, tác động tới là ai? Bên cạnh đó phân tích những học thuyết như Học thuyết nhu cầu của Maslow; Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke; Học thuyết tăng cường tích cực của Burrhhus Frederic Skinner để làm căn cứ lý thuyết cho việc nghiên cứu của luận văn.

Nghiên cứu về nội dung động lực làm việc của công chức thông qua hai yếu tố vật chất và tinh thần. Xác định những yếu ảnh hưởng đến động lực làm việc, chúng ảnh hưởng như thế nào, có kết quả hay hậu quả ra sao để từ đó có tiền đề đưa ra các giải pháp khắc phục khi nghiên cứu sâu hơn ở chương hai. Cuối cùng là những đánh giá, nhận xét các kết quả nghiên cứu trước đó của hai đơn vị khác, rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Bàn thực hiện tốt hơn về tạo động lực làm việc cho công chức xã nhằm đem lại hiệu quả lao động cao nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC XÃ TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)