Cá nhân người lao động (công chức xã)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 63 - 73)

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi công việc, trong bộ máy chính quyền nhà nước thì đó là những người cán bộ, công chức. Có rất nhiều lý do để trở thành một người công bộc của dân, với 252 phiếu hỏi phát ra kết quả thu được có thế thấy bên cạnh lời khuyên của cha mẹ và bạn bè thì đây là một công việc ổn định, cả về cuộc sống lẫn tiền lương (trên 60 người lựa chọn), là một môi trường làm việc mà người công chức có cơ hội học tập trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện công việc tốt hơn, phù hợp với các chuyên ngành khác nhau tương ứng với từng vị trí tuyển dụng, từng cá nhân người công chức. Đó chính là một trong những yếu tố là động lực làm việc có sẵn của người công chức. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc lựa chọn trở thành một công chức - người công bộc của nhân dân thì phải xuất phát từ việc yêu, thích nghề có yêu nghề thì mới luôn luôn có trách nhiệm với công việc, phấn đấu phục vụ nhân dân thật tốt, hòan thành các mục tiêu của cơ quan và của cá nhân. Với việc làm khá tốt công tác định hướng cho công chức trong nghề nghiệp qua bảng hỏi được phát có 187/225 người hài lòng với công việc

hiện tại, 221/225 người luôn đề cao tinh thần trách nhiêm trong công việc và 134/225 người dành hết sức lực vì các mục tiêu của tập thế. Có thể thấy đội ngũ công chức huyện Văn Bàn đang ở lứa tuổi khá trẻ chiếm nhiều nhất nên tinh thần, nhiệt huyết cao.

Bảng 2.6: Lý do lựa chọn trở thành công chức của người lao động

Nội dung Lượt chọn Tỷ lệ (%)

Phù hợp khả năng, sở trường 16 6.34

Theo lời khuyên của cha mẹ, bạn bè 51 20.23

Công việc ổn định 68 26.98

Có cơ hội học tập nâng cao trình độ 28 11.11

Điều kiện làm việc tốt 12 4.76

Tiền lương cao, ổn định cuộc sống 60 23.80

Có cơ hội thăng tiến 17 7.3

(Nguồn: Điều tra bằng bảng hỏi)

Hiện nay, Văn Bàn có 252 công chức xã (2016), tất cả đều có kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc cá nhân. Công chức lãnh đạo, quản lý có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước và tỉnh đề ra. Mỗi một vị trí chuyên môn có công việc khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cuối Năm 2017 riêng cấp xã đăng ký hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 25 người tăng so với 2016 07 người, hoàn thành tốt 218 người, hoàn thành nhiệm vụ 09 người giảm 03 người. Đây được coi là mục tiêu nghề nghiệp hằng năm của công chức, bên cạnh đó một số công chức còn có những mục tiêu khác như thăng tiến, chuyển vị trí công tác, thể hiện được khả năng, trình độ chuyên môn, đạt các danh hiệu thi đua như lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở… Khi có mục tiêu cụ thể, người công chức sẽ phấn đấu hết mình, làm việc có hiệu quả, đem lại thành tích cho cơ quan.

Nội dung Lượt chọn Tỷ lệ (%)

Hoàn thành xuất săc, hoàn thành tốt nhiệm vụ 252 100

Lương cao 203 80.55

Lãnh đạo và đồng nghiệp công nhận năng lực 129 51.19

Khen thưởng, có cơ hội thăng tiến 130 51.58

(Nguồn: Điều tra bằng bảng hỏi)

Qua khảo sát mỗi người sẽ có một hay nhiều mục tiêu khác song mục tiêu hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ là yếu tố hàng đầu mà tất cả các công chức huyện Văn Bàn lựa chọn. yếu tố lương cao chiếm 80.55%, lương là yếu tố duy trì, đảm bảo cuộc sống cho người công chức và gia đình nên nó dường như là mục tiêu hiển nhiên, thấp hơn một chút nhưng đều được quá nửa số công chức lựa chọn còn lại đó là được sự công nhận về năng lực, trình độ chuyên môn của lãnh đạo và đồng nghiệp, được khen thưởng và cơ hội thăng tiến cao.

Bên cạnh mục tiêu thì nhu cầu là yếu tố then chốt, con người luôn có hai nhu cầu đó là tinh thần và vật chất. Theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu của công chức là nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. Đó là nhu cầu muốn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, độc lập, tự tin, trưởng thành và tự hoàn thiện; nhu cầu được biến các khả năng, tiềm năng của mình thành hiện thực. Chính vì vậy, để tạo động lực lao động đối với công chức thì UNBD huyện Văn Bàn phải có các giải pháp nhằm hướng đến nhu cầu được tôn trọng và tự hoàn thiện thông qua giao việc khó cho người lao động.

Đặc điểm tâm lý: Với lực lượng công chức chủ yếu là nam giới (67.46%/2016) và độ tuổi bình quân của người lao động là 31 đến 41 tuổi (45.63%/2016) nên tại các cơ quan, lãnh đạo xã đã đưa ra các giải pháp hướng đến các đặc điểm này như tổ chức các giải bóng đá, các hoạt động thể dục thể thao (cầu lông, bóng chuyền hơi…), tổ chức các chương trình giao lưu thể thao,

văn nghệ giữa các xã, cụm xã. (kỷ niệm ngày công an nhân dân 19/8 công đoàn cơ sở xã Nậm Dạng, Võ Lao, Sơn thủy tổ chức giao lưu thi đấu cầu lông và bóng chuyền da), các cuộc thi sáng tạo. Do đặc thù công việc, ít vận động do đó sẽ có sự thường xuyên lo lắng về một số bệnh văn phòng vì ngồi nhiều, nên các hoạt động về văn hóa, thể dục thể thao được UBND cá xã chú trọng hơn nữa thể hiện qua việc các xã đều có các câu lạc bộ thể dục thể thao để tạo điều kiện cho người lao động nâng cao sức khỏe, giảm các bệnh văn phòng. Năm 2016 huyện Văn Bàn 138 câu lạc bộ văn nghệ và thao tại 23 xã. Ngoài chơi các môn thể thao hiện đại thì các môn thể thao dân gian vẫn được duy trì như kéo co, đẩy gây, bắn nỏ đáp ứng nhu cầu của công chức địa phương.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng là một yếu tố tác động đến động lực làm việc của người công chức. Khi được đào tạo bài bản, có kỹ năng, kinh nghiệm thì năng suất công việc sẽ tăng, đây cũng được coi là nguồn gốc để nhà quản lý đánh giá thực lực của cá nhân người công chức từ đó có các biện pháp thích hợp trong đào tạo, bỗi dưỡng để giúp người công chức hoàn thiện chính mình.

2.4.2.Môi trường bên trong của chính quyền

Các yếu tố thuộc về công việc

Đó là những yêu cầu của chính bản thân công việc đặt ra đối với người công chức ở những vị trí khác nhau. Hiệu quả công việc của cơ quan sẽ phụ thuộc vào điều này.

Về trình độ văn hóa: Hiện trong 252 công chức huyện Văn Bàn tất cả đều tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên thực tế có một số vị trí quản lý tại 01 xã (xã Nậm Mả, vị trí bí thư và chủ tịch) chưa tốt nghiệp cấp ba sau một thời gian UBND huyện tạo điều kiện cho học tập, thi cử nhưng không đỗ đã cho thôi việc chứ không chuyển vị trí công tác khác. Việc quyết định như vậy để đảm bảo chất lượng công chức ngày càng được nâng cao và đồng đều, tạo sự công bằng và tiến bộ, tư tưởng thoải mái cho người công chức nói riêng và đội ngũ cán bộ xã nói chung khi họ cảm thấy được tôn trọng và trân trọng trong công việc.

Về trình độ chuyên môn: Tính đến năm 2016 công chức được thể hiện rõ ở bảng 2.2 và hình 2.2. Số lượng công chức có trình độ đại học,cao đẳng, trung cấp tăng, số sơ cấp và chưa qua đào tạo giảm. trong khi năm 2014 là ngược lại. Như vậy có thể thấy khi chất lượng chuyên môn của công chức thấp đòi hỏi UBND huyện Văn Bàn phải có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng chất lượng nên. Bên cạn đó về trình độ tin học văn phòng công chức xã huyện Văn Bàn có 51,5% đạt chứng chỉ loại A, sử dụng thành thạo để đáp ứng nhu câu của công việc.

Về sức khỏe: Tất cả các vị trí công chức tại huyện Văn Bàn trước khi tuyển dụng đều 100% phải khám sức khỏe đầy đủ, trường hợp sức khỏe không đảm bảo sẽ không được thi tuyển. Trong quá trình làm việc, ốm đau sẽ được UBND các cấp tạo điều kiện cho nghỉ ngơi, chữa bệnh, sự quan tâm, giúp đỡ của Công đoàn cơ sở. Điều này tạo sự gần giũ, thấu hiểu, chia sẻ và gắn bó giữa cơ quan với người công chức và ngược lại.

Về sự tự chủ trong công việc: Nói cách khác đó là sự tự giác, biết việc, có kế hoạch, xắp xếp và thực hiện công việc hợp lý, sự tự chủ dựa trên tinh thần trách nhiệm của những ước mơ, khát khao, hy vọng của người công chức trong công việc cũng như với, cơ quan. Thực hiện theo Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai 100% công chức xã huyện Văn Bàn tự xây dựng kế hoạch hoạt động năm hàng tháng và tuần để tự chủ động trong công việc, tránh tình trạng bị lãnh đạo thúc dục, nhắc nhở. Khi tự chủ công việc sẽ trôi chảy, nhuần nhuyễn và hiệu quả từ đây vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển của công chức được cơ quan coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào cơ quan.

Như vậy có thể thấy, để hoàn thiên các giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức xã huyện Văn Bàn không thể thiếu yếu tố thuộc về cá nhân người công chức.

Với thời gian làm việc tám tiếng tại cơ quan, thì cơ quan trở thành môi trường sống hằng ngày của mỗi người công chức, do đó cần phải xây dựng một môi trường tốt để mỗi các nhân đêu thấy thoải mái, làm việ sẽ hiệu quả.

Văn hóa công sở: Yếu tố quyết định không khí làm việc trong cơ quan. Hiện huyện Văn Bàn đang áp dụng Quyết định số: 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/08/2007 của Thủ tường chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó quy định về trang phục giờ giấc làm việc… 100% công chức xã tại huyện đều thực hiện nghiêm túc trang phục gọn gàng, lịch sự, đi làm đúng giờ. Hằng năm UBND huyện đều triển khai tới các xã đăng ký cơ quan đạt chuẩn văn hóa dựa trên tiêu chí tại Thông tư 08/2014/TT- BVHTTDL. Năm 2016 huyện có tất cả 19 co quan đạt chuẩn văn hóa trong đó khối xã có 08 (42.10%) cơ quan. Bên cạnh việc thực hiện các quy định có sẵn thì mỗi một đơn vị xã có một văn hóa riêng, các tổ chức công đoàn, chi đoàn hình thành duy trì điều này, văn hóa chào hỏi, văn hóa giúp đỡ, văn hóa tiếp công dân.. được hình thành. Giúp tất các các công chức có sự hiểu biết, gắn bó khăng khít với nhau, có sự nhất trí cao khi thảo luận, hội họp, tăng sự liên kết giữa người công chức với cơ quan, với nhân dân, tạo sự thỏa mãn, làm việc hiểu quả trong công việc.

Điều kiện lao động: Hiện huyện Văn Bàn đã và đang nâng cấp cơ sở vật chất tại các xã để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ công chức, cán bộ cấp xã. 23/23 xã đều có trụ sở UBND khang trang, sạch đẹp, trên 80% công chức được trang bị máy tính, máy in làm việc, cung cấp đầy đủ văn phòng phẩm cho hoạt động hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào làm việc, tất cả văn bản được chuyển, lưu qua các cấp trên phân mềm VNPT Office của Tỉnh, của huyện, của xã điều này rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho công chức xã trong công việc khi không phải đi lại nộp văn bản, giấy tờ liên quan xuống các phòng, ban bởi có những xa xa cách trung tâm thị trấn 30 đến 40km như Nậm Tha, Nậm Xé, Nậm Chày... việc đi lại vừa khó khăn lại mất cả một ngày. Bên cạnh đó môi trường làm việc nghiêm túc, an toàn tạo sự thoải mái cho người

công chức yên tam làm việc, chúng ta có thể thấy rõ quan bảng kết quả khảo sát dưới đây khi trên 50% số công chức các xã đều đồng ý qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.7: Đánh giá của công chức xã huyện Văn Bàn về điều kiện lao động

Nội dung đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ(%)

Môi trường làm việc an toàn, nghiêm túc không? 146 57.93

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc hiện

đại 51 20.23

Không gian thoáng mát sạch sẽ 55 21.84

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ điều tra thực tế)

Môi trường làm việc an toàn, nghiêm túc Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc hiện đại

Không gian thoáng mát sạch sẽ

57,93% 20,23%

21,84%

Hình 2.7: Tỷ lệ mức độ hài lòng với các điều kiện lao động của người công chức

Hằng năm mỗi ngành đều có ngân sách để triển khai các hoạt động của mìnhví dụ như ngành văn hóa - thông tin quy định 7000đ/nhân khẩu. Xã Nậm Dạng có trên 2000 nhân khẩu sẽ là trên 18 triệu/năm, xã Minh Lương trên 35 triệu/năm… nếu thiếu sẽ được đề đạt xin cấp trên bổ sung để tiếp tục hoạt động. Qua khảo sát có 215/252 người (85.31%) cảm thấy có đủ nguồn lực và sự trợ cấp của cấp trên để thực hiện tốt công việc của mình. 213/253/người (84.52%) nhận được sự hợp tác của đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp. Đã là một

cơ quan, tổ chức thì việc phối kết hợp với nhau giữa các ngành là không thể tránh khỏi. Như vậy sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc sẽ giúp công việc được dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Một số xã điều kiện làm việc còn thấp, máy tính tràn bị chưa đủ như Nậm Dạng 23 cán bộ công chức nhưng chỉ có 08 chức danh được trang bị máy tính, còn lại tự túc. Hiện tượng chậm, chờ tiền tổ chức hoạt động của từng ngày vẫn diễn ra, đôi khi tự ứng tiền của cá nhân để làm.

Phong cách lãnh đạo: Việc tạo động lực cho công chức xã, người công chức là đối tượng được tạo và người lãnh đạo là người tạo, do đó người lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong kích thích khả năng làm việc của đội ngũ công chức. Mỗi nhà lãnh đạo đều có phong cách quản lý riêng của mình, không có phong cách nào là tốt nhất cho mọi tình huống quản trị, điều quan trọng hơn cả là nhà lãnh đạo cần phải biết vận dụng sáng tạo tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Trong những năm qua,lãnh đạo UBND huyện Văn Bàn luôn luôn trau dồi, kế thừa và phát huy những thành công của các thế hệ ban lãnh đạo đi trứớc để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực trong huyện. Thường xuyên cố những cuộc kiểm tra, tiếp xúc với đội ngũ công chức xã để trao đổi, phổ biến các kinh nghiệp theo ngành dọc, hoặc đan xen giữa các ngành, lắng nghe ý kiến của công chức, quan tâm đến đời sống của nhân viên, ghi nhận, kịp thời khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc.. Chính những điều này góp phần không ngừng nâng cao đời sống người công chức, tạo môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết thân thiện là động lực cho các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên vẫn có những đánh giá cảm thấy chưa thỏa đáng, tình trạng thiên vị vẫn xảy ra khi trong cơ quan có người thân cùng làm việc (17.28%).

Bảng 2.8: Nhận xét của công chức xã về đội ngũ lãnh đạo huyện Văn Bàn

Nội dung đánh giá Lựa chọn Tỷ lệ(%)

Lãnh đạo có khen ngợi và thừa nhận thành tích của

nhân viên hay không? 108 42.85

Lãnh đạo có xây dựng tiêu chuẩn công việc rõ ràng để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên hay không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 63 - 73)