Kinh nghiệm tạo động lực của một số cơ quan thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 37 - 40)

1.6.1.1. Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng kinh tế Nam Trung Bộ nước ta, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, là đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng, Cần thơ. Đà Nẵng cũng là thành phố lớn thứ ba Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội về mức độ đô thị hóa. Thành phố Đà Nẵng hiện có 8 quân huyện, theo kết quả điều tra dân số năm 2009 thì dân số là 992.800 nghìn người. Tổng số sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.3686 tỷ đồng, trong ba năm liên tục từ 2008 -2010, chỉ số năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng đứng đầu cả nước. Với tốc độ phát triển nhanh không ngừng nghỉ đòi hỏi các cấp chính quyên cần có những kế hoạch, biện pháp để phát triển bền vững, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống nhất nước ta. Trong công cuộc đó thì đội ngũ cán bộ, công chức là đội ngũ lao động tri thức đóng vai trò hết sức quan trọng chính vì vậy cần phải có những giải pháp tạo động lực hay cho cán bộ, công chức xã, phường thành phố Đà Nẵng.

Trong luận văn nghiên cứu của mình về giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường thành phố Đà Nẵng tác giả sau quá trình phân tích, tổng hợp từ những nghiên cứu của mình đã nêu ra quan điểm, lý luận về động lực lao động, tạo động lực lao động, lao động quản lý và vai trò của tạo động lực trong cơ quan nhà nước, các xã, phường TP. Đà Nẵng đã có những thay đổi về các

chính sách tạo động lực theo yếu tố vật chất hoặc yếu tố tinh thần nhằm tạo động lực cho công chức như:

* Giải pháp tạo động lực làm việc bằng nhóm yếu tố vật chất. Giải pháp tập trung vào những vấn đề sau: Tăng tiền lương cho cán bộ, công chức thông qua việc luôn đảm bảo các chính sách chế độ cho họ, thông qua phấn đấu, khen thưởng . khuyền khích cán bộ, công chức, thi đua lập các thành tích trong công việc, điều chỉnh kết cấu tiền lương hợp lý; Thưởng phạt công minh; Áp dụng một số hình thức phúc lợi tự nguyện; Chi trả các khoản trợ cấp đầy đủ cho các cán bộ chuyên trách và không chuyên trách.

* Giải pháp tạo động lực làm việc bằng nhóm yếu tố tinh thần: Đề cao môi trường làm việc văn hóa, văn minh, đoàn kết sáng tạo, tuyển dụng bổ nhiệm đúng chuyên ngành, đúng vị trí làm việc. Bên cạnh đó có hình thức luân chuyển cán bộ, công chức để họ có thể nắm tốt tình hình các xã, phường trên địa bàn. Luôn coi trọng năng lực, bổ nhiệm đúng người. Coi trọng và thu hút nhân tài khi đưa ra các chính sách ưu đãi như lương cao, phụ cấp cao. Thường xuyên tổng kết để công nhận thành tích của cán bộ, công chức; Chính sách thăng tiến hợp lý; Phát huy tiềm năng của nhân viên; Tăng cường mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức và quản lý, mối quan hệ giữa các bộ phận; Tổ chức tốt các phong trào thi đua để khuyến khích những nhân viên đạt thành tích cao trong công việc; Cải thiện công tác khám sức khỏe định kỳ; Cải thiện điều kiện làm việc

* Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức bằng công tác đào tạo: Đào tạo kiến thức kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách; Tổ chức các lớp học tập, tập huấn, nghiên cứu theo chuyên đề để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức.

1.6.1.2. Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức tại sở lao động thương binh xã hội tỉnh Nam Định.

Qua phân tích và nghiên cứu luận văn của tác giả ta thấy tác giả đã tập trung làm nổi bất những nhân tố sự ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức Sở

LĐTB&XH tỉnh Nam Định. Các nhân tố đó bao gồm 03 nhân tố thúc đẩy là: Đặc điểm công việc, cơ hội thăng tiến, quan hệ công việc; 01 nhân tố duy trì là: chính sách tiền lương trong đó nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định là chính sách tiền lương. Điều này cho thấy, công chức sẽ có động lực làm việc tốt hơn khi chính sách tiền lương của Sở là công bằng, hợp lý; mức lương chi trả tương xứng với năng lực làm việc của công chức; tiền lương được trả đúng hạn; được trả tiền lương làm ngoài giờ; có thể sống tốt bằng thu nhập tại Sở và cảm thấy thu nhập của mình cao hơn so với các đơn vị tương tự khác. Nhân tố này sẽ góp phần duy trì động lực làm việc của công chức, nghĩa là nó giúp mang lại sự hài lòng và ngăn ngừa sự không hài lòng trong công việc.

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định là đặc điểm công việc. Có nghĩa là, động lực để công chức làm việc tại Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định là mong muốn có được công việc phù hợp, được mô tả rõ ràng, không quá căng thẳng, có nhiều động lực phấn đấu và công chức có thể cân bằng giữa công việc với cuộc sống. Nhân tố này sẽ góp phần thúc đẩy động lực làm việc của công chức, nghĩa là nó giúp mang lại sự hài lòng và tạo động lực trong công việc.

Nhân tố ảnh hưởng tiếp theo là cơ hội thăng tiến. Khi công chức có được cơ hội phát triển nghề nghiệp như đào tạo, thăng tiến, thì họ càng có thêm động lực làm việc và cống hiến. Ngược lại, nếu Sở không chú trọng đến đào tạo, huấn luyện cán bộ nguồn; khi có cơ hội thăng tiến lại tuyển dụng từ bên ngoài hơn là thăng tiến nhân lực hiện hữu thì sẽ làm giảm đi nhiệt tình cống hiến của công chức. Công chức ở những cơ quan có khuynh hướng tự đào tạo và khi đã nâng cao năng lực thì họ sẽ ít chuyển đổi công việc.

Quan hệ công việc như quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp là một nhân tố thúc đẩy động lực làm việc. Vì thế nhân viên sẽ có động lực làm việc tốt hơn khi có sự hỗ trợ từ cấp trên và cảm thấy hài lòng với công việc vì mối quan hệ tốt với cấp trên. Phong cách lãnh đạo của cấp trên thể hiện mức trao quyền cao cho

nhân viên, mang đến cho nhân viên cơ hội sáng tạo, nêu sáng kiến và ra quyết định, sẽ giúp nhân viên thấy ý nghĩa hơn trong công việc, từ đó tăng động lực nội tại. Đây là điều mà các cơ quan nhà nước như Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định còn rất hạn chế. Ngoài ra, mối quan hệ với các đồng nghiệp khác trong Sở cũng là nhân tố thúc đẩy động lực làm việc của công chức. Công chức sẽ cảm thấy phấn kích và làm việc hiệu quả hơn khi có cấp trên thân thiện, tôn trọng cấp dưới và biết lắng nghe; có những đồng nghiệp thoải mái, dễ chịu; sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)