Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 44 - 45)

Là môt huyện miền núi, dân tộc thiểu số chiếm trên 82%, đời sống nhân dân phần lớn là nông nghiệp song Văn Bàn đang từng bước thay da đổi thịt. GDP toàn huyện năm 2010 ước thực hiện đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 787 tỷ so với năm 2005; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,75 triệu đồng, tăng 6,25 triệu đồng so với năm 2005.Cơ cấu GDP theo lĩnh vực ngành kinh tế NLN - CN & TTCN – DV năm 2010 tương ứng là 32,4% - 43,8% - 23,8% (năm 2005 tỷ lệ tương ứng là 64,5% - 20% - 15,5%). Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt trên 36.227 tấn, tăng 7.451 tấn so với năm 2005. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 32 triệu đồng/ha, tăng 19 triệu đồng/ha so với năm 2005. Thu ngân sách trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao, năm 2010 đạt 25 tỷ đồng, tăng 12,8 tỷ đồng so với năm 2005.

Với địa hình ¾ là đồi núi, huyện có rất nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển sản xuất Nông – Lâm nghiệp, CN - TTCN và Dịch vụ. Những tiềm năng, thế mạnh nổi bật của huyện là: Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động; huyện có tiềm năng lao động dồi dào, có hệ thống đường giao thông nối liền trung tâm huyện với trung tâm tỉnh lỵ; Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và các huyện giáp ranh; trong tương lai gần có đường xuyên á đi qua địa phận 2 xã Tân An và Tân Thượng. Thời tiết khí hậu, đất đai mầu mỡ rất thuận lợi cho thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị hàng hoá cao. Diện tích đất lâm nghiệp có thể phát triển trồng rừng còn chiếm tỷ lệ lớn, độ tán che phủ rừng đạt 65%. Trên địa bàn huyện có 1 khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn với tổng diện tích 25.699 ha trên phạm vi 3 xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú trong khu bảo tồn có rất nhiều loại gỗ, động thực vật rừng quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, có một số mỏ khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn như mỏ Vàng (Minh Lương); mỏ Penpát (xã Làng Giàng); mỏ Sắt Quý Sa (xã Sơn Thủy); Mỏ Apatít (xã Chiềng Ken);...., đã và đang được Chính Phủ, UBND tỉnh quyết định đầu tư. Mạng lưới suối với độ chênh cao và nguồn nước ổn định là tiềm năng cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)