Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho công chức xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 31 - 34)

Văn Bàn.

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính. Là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an

toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.

Đội ngũ công chức (CC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CC cấp xã. Vì vậy, việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã để vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Việc tạo động lực dựa trên các hình thức khác nhau hay nói cách khác đó và việc sử dụng các công cụ, phương tiện khác nhau nhằm đạt được mục đích đề ra.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định nguồn lực con người là tài sản quan trọng nhất: Đất muốn mạnh thì dân phải giàu, đất muốn có hiền tài, thì phải đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích người tài phát triển, phải tạo động lực cho họ làm việc và cống hiến. Hơn nữa công chức xã chính những người gần dân nhất tại cơ sở, nắm bắt được mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng, giải quyết mọi vấn đề của nhân dân, chính vì vậy động lực làm việc có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả lao động của họ. Nếu công chức không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và có tác động không tốt đến xã hội, đến công dân - đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.

Hiện nay có thể thấy động lực của công chức xã chưa cao. Nước ta có 11.162 đơn vị hành chính các cấp , bao gồm 1.567 phường, 597 thị trấn và 9.064 xã, với tổng số trên 222.735 cán bộ, công chức và 317.766 cán bộ không chuyên trách cấp xã. Do đó công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, là khâu then chốt

trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng và sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã thì hiện nay vẫn còn tồn tại việc công chức chưa hết mình với công việc. Có thể thấy do một số nguyên nhân từ bản thân công chức như:

Một số công chức cấp xã do chuyển từ cơ chế cũ, được hình thành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Trình độ các mặt của một số công chức cấp xã còn quá thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ.

Tình trạng công chức có trình độ nhưng năng lực các mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi công vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, không nắm rõ tình hình địa phương, tình hình công việc; một số ít có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Chính quyền cấp xã trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nếu công chức thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của nhà nước có thể bị vi phạm, cơ quan nhà nước hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước.Từ thực tế đó, đòi hỏi cần có một lực lượng lao động tri thức có trình độ cao, phục vụ nhu cầu đổi mới thì việc tạo động lực làm việc cho công chức là cần thiết. Nhất là trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ CC có đủ năng lực, trình

độ và động lực làm việc. Đội ngũ CC là chủ thể của các hành động trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Họ là người thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý, nói cách khác, CC người đề ra các quy định và họ cũng chính là người thực thi các quy định đó. Vì vậy, trình độ, năng lực của CC có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)