Mục tiêu của việc tạo động lực cho công chức xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 79 - 81)

Công chức xã chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong việc duy trì sự ổn định của bộ máy hành chính công nhà nước nói riêng và sự ổn định của cả nước nói chung, do đó việc tạo động lực làm việc cho công chức xã là cần thiết và phải làm.

Là việc cụ thể hóa các chính sách của nhà nước tới người dân: Đội ngũ công chức xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức. Hơn nữa công chức xã chính những người gần dân nhất tại cơ sở, nắm bắt được mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng, giải quyết mọi vấn đề của nhân dân, chính vì vậy họ là người thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, hướng dẫn nhân dân thực hiện có hiệu quả, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý.

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho từng vị trí chức danh. Đây là yêu cầu buộc phải có của từng người công chức, khi có năng lực, trình độ người công chức sẽ tự tin trong công việc, biết mình đang làm gì, làm như thế nào, hướng dẫn nhân dân có đúng hay không để không vi phạm các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng các nhiệm vụ chuyên môn không để xảy ra sai sót. Tiến tới sự đồng đều về trình độ chuyên môn (Đại học) cũng như trình độ chính trị (Sơ cấp) cho toàn công chức xã ở mức cao nhất. 100% đội ngũ công chức xã

có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tư duy mới, sáng tạo; 95% không ngừng tự giác học tập và được cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu chuyên môn theo hướng hiện đại hoá.

Động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của các cá nhân, đem lại thành công cho cơ quan: Khi có trình đô chuyên môn, có tinh thần làm việc người công chức sẽ hăng say lao động, cống hiến hết sức mình cho tổ chức, thực hiện mọi công việc có trách nhiệm với lòng yêu nghề là người công bộc xuất sắc của người dân, gắn bó lâu dài với cơ quan, với địa phương mình đang công tác.

Là cơ sở đem lại sự sáng tạo trong cơ quan: Qua nghiên cứu đã chứng minh, người công chức có động lực làm việc thường cảm thấy thoải mái và say mê với nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, họ luôn thể hiện tính sáng tạo trong công việc, từ đó giúp cơ quan có thêm những ý tưởng sáng tạo, đổi mới, tạo ra sự đột phá trong cơ quan, giúp cơ quan thích ứng được với những thay đổi và chủ động tạo ra những thay đổi.

Giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức: Khi người công chức có động lực làm việc thì tai nạn nghề nghiệp ít xảy ra hơn, các vấn đề vi phạm đạo đức, bỏ việc hoặc tỉ lệ vi phạm kỷ luật cũng ít hơn. Người có động lực làm việc ít bị bệnh trầm cảm và thường có sức khoẻ về thể chất và tinh thần tốt. Người có động lực làm việc cao sẽ gắn kết với tổ chức, sáng tạo hơn và phục vụ nhu nhân dân tốt hơn, đóng góp vào thành công của tổ cơ quan. Ngoài ra,tạo động lực làm việc trong cơ quan cũng giúp xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, có sự hợp tác chia sẻ, ít tranh chấp. Người công chứ sẵn sàng thích ứng với thay đổi và không phản ứng tiêu cực với những thay đổi. Đây chính là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Tiến tới việc hoàn thiện cải cách hành chính đòi hỏi phải có có đội ngũ công chức đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc bởi họ chính là chủ thể của các hành động trong quá trình thực hiện cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 79 - 81)