Các thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 111 - 123)

- Dự toán chi thường xuyên củacác nhà khách là các đơn vị sự nghiệp

3.3.1. Các thành công

-a. Nhà nước đã từng bước hoàn thiện thể chế về cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Các cơ quan quản lý nhà nước đã sớm ban hành quyết định chuyển các nhà khách và trung tâm thuộc các cơ quan QLNN trước đây thành đơn vị sự nghiệp, hoạt động theo Nghị định số 16 / 2015 / NĐ-CP.

cụ thể hóa nghị định để ban hành các quy định về khung tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ làm việc, trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc, chế độ quản lý tài chính, tạo các quy chế cần và đủ về mặt pháp lý nhà nước , tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả.

- Thay đổi cơ chế quản lý tài chính của các nhà khách trước đây thành cơ cơ chể tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần của nghị định số 10, nghị định 43 và nay là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan QLNN hiện nay, đóng góp to lớn một bước ngoặt trong cải cách hành chính công từ bao cấp hoàn toàn sang hoạt động theo cơ chế quản lý mới- cơ chế tự chủ về tài chính thích ứng dần với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là khi nước ta là thành viên của WTO.

- Thay đổi cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với các nhà khách thuộc cơ quan QLNN thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện giảm dần bao cấp trong khu vực này mà còn tăng nguồn thu cho ngân sách, sử dụng vốn và kinh phí hiệu quả hơn, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần cải thiện đời sống của cán bộ và công nhân viên chức.

b. Kết quả hoạt đông của các nhà khách theo cơ chế tự chủ đã làm thay đổi phương thức hoạt động của các đơn vị theo hướng hiệu quả hơn

Các nhà khách thuộc cơ quan QLNN được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu.

- Các nhà khách đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy

phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, do vậy nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.

- Về kết quả tăng thu của các nhà khách: nhìn chung kết quả thu sự nghiệp đều tăng, tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên đạt từ 70-80%.

- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các nhà khách đã đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao, nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên, đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.

- Các nhà khách thuộc cơ quan QLNN từng bước đã được tự chủ huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong đơn vị.

3.3.2. Những hạn chế về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách

thuộc cơ quan quản lý nhà nước:

a. Thể chế về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước các cấp hiện nay ở Việt Nam chưa hoàn thiện

Một số cơ quan QLNN chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, do đó chưa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

- Nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu; không hợp lý nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung.

- Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp của nhà khách khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được thực hiện, nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc; chi trả thu nhập ở

một số đơn vị vẫn mang tính cào bằng hoặc bình quân.

- Một số cơ quan QLNN chưa thật sự quan tâm chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ; việc nhận thức và quán triệt chủ trương thực hiện cơ chế tự chủ của một bộ phận cán bộ công chức chưa cao, chưa thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ là tạo điều kiện cho thủ trưởng và cán bộ công chức trong đơn vị chủ động sử dụng biên chế và kinh phí được giao, gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc.

- Một số cơ chế chính sách chưa được cụ thể hoá, hoàn thiện nên các cơ quan QLNN còn bị động trong quá trình triển khai thực hiện.

- Một số cơ quan QLNN còn lúng túng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và các tiêu chí làm căn cứ đánh giá cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, mà chủ yếu vẫn căn cứ vào chương trình công tác được cấp trên giao hàng năm.

Cần phải bổ sung, sửa đổi thể chế cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các nhà khách và xu thế phát triển của xã hội, đảm bảo các đơn vị hoạt động hiệu quả, đáp ứng ngày một cao nhu cầu xã hội.:

b. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách về cơ chế tự chủ chưa đầy đủ

- Nội dung và hình thức giáo dục phổ biến chế độ chính sách chưa phù hợp, nên những hiểu biết của người lao động trong nhà khách tự chủ tự chịu trách nhiệm về những quyền lợi được hưởng và nghĩa vụ phải làm còn rất mơ hồ, mặt khác do nhận thức về đơn vị sự nghiệp chưa đúng chưa đầy đủ, cho nên người lao động không sử dụng hết quyền của mình, sử dụng quá vai trò, quyền hạn của mình, đưa ra những đòi hỏi vượt quá thẩm quyền, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của tổ chức.

- Thực tế cho thấy đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các nhà khách – đơn vị sự nghiệp trong thời gian qua cho thấy đây là một chủ

trương lớn, liên quan đến những vấn đề cơ bản thuộc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước như sở hữu, cơ cấu, vai trò quản lý nhà nước, chính sách đối với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp... Tuy nhiên chưa có chính sách tuyên truyền sâu rộng từ trong đảng, trong bộ máy nhà nước, từ cơ sở và toàn xã hội về quan điểm, chủ trương đổi mới, quản lý và hoạt động của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, có thể thấy sự yếu kém về công tác tuyên truyền như sau:

+ Chưa làm cho các cấp uỷ và chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cán bộ đảng viên trong tất cả các cấp lãnh đạo cơ sở quán triệt đầy đủ thông suốt về chủ trương đổi mới của Đảng.

+ Chưa tổ chức tuyên truyền sâu rộng và giải thích cụ thể cho người lao động trong các tổ chức và toàn xã hội hiểu và nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà khách thuộc cơ quan QLNN là biện pháp hữu hiệu để cho các tổ chức có quyền trong hoạt động, tự chủ trong việc thu chi và quản lý cán bộ, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ – công nhân viên và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mang lợi ích của nhà nước, của xã hội mới được đảm bảo bền vững.

+ Chưa phổ cập rộng rãi các kiến thức chủ yếu về đầu tư, từ đó hình thành nhận thức và tâm lý đầu tư mới trong nhân dân và người lao động trong các nhà khách, đối với các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển con người ở đó có trình độ dân trí cao về kinh tế thị trường, các kiến thức đã được phổ cập ngay cả trong trường học, còn ở nước ta kiến thức về kinh tế thị trường chỉ được hiểu biết là kiến thức mới trong thời gian gần đây và cũng chỉ được bậc đại học nghiên cứu, các kiến thức liên quan đến tư duy quản lý mới hiện còn sơ sài và thiếu vắng, người dân còn ít được tiếp cận các thông tin về kiến thức về kinh tế thị trường.

kiện quá mới mẻ, các nhà khách tự chủ tự chịu trách nhiệm không tránh khỏi những khó khăn ban đầu về vốn, lao động và thị trường, vì thế sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành với nhà khách thuộc các cơ quan QLNN rất cần thiết, tạo đà cho sự phát triển, tuy nhiên, sau khi nhà khách tự chủ, tự chịu trách nhiệm gặp những bất lợi sau: Phân biệt đối xử trong vay vốn ngân hàng, khó khăn trong xin cấp vốn cho những dự án xây dựng và phát triển…

c. Việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quả lý nhà nước các chính quyền các cấp hiện nay ở VN.còn nhiều bất cập

Thứ nhất, Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng quy định: một số nhà khách ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng với hướng dẫn tại Thông tư của bộ tài chính, cụ thể là:

- Quy định cước điện thoại di động, điện thoại nhà riêng cao hơn mức quy định của nhà nước, hoặc không quy định mức cước điện thoại mà thanh toán theo thực tế phát sinh không đúng quy định.

- Quản lý sử dụng các quỹ còn tình trạng chưa xây dựng mức trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chưa quy định cụ thể về đối tượng chi, mức chi.

- Về quản lý các hoạt động dịch vụ các đơn vị đều chưa hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí hoạt động dịch vụ dẫn tới thiếu thuế GTGT và thuế TNDN.

- Tại các đơn vị đều chưa xây dựng tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiện vụ được giao như khối lượng công việc hoàn thành trong năm, chất lượng công việc hoàn thành… nên việc chi trả thu nhập tăng thêm trong

năm đều tính theo hệ số chức vụ cấp bậc công tác và bình bầu A,B,C…

- Tự ban hành tỷ lệ trích chênh lệch thu chi vào quỹ dự phòng tài chính; trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp không đúng; trích quỹ dự phòng ổn định thu nhập, trợ cấp mất việc k có căn cứ…

- Nhiều khoản chi thường xuyên phát sinh nhưng chưa được qui định cụ thể trong qui chế chi tiêu nội bộ mà thực hiện theo quyết định của thủ trưởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá trình quản lý tài chính...

Thứ hai, Lập và giao dự toán chưa sát với thực tế:

- Tại một số nhà khách, chưa xác định rõ cơ cấu nguồn thu và khả năng tự bảo đảm chi thường xuyên, để làm cơ sở xác định chính xác mức hỗ trợ của NSNN.

- Một số đơn vị lập dự toán thu, chi NSNN vẫn mang theo tâm lý khi lập dự toán thu chưa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toán với số thu thấp hơn số thực thu năm trước, nội dung chi cao hơn để được tăng hỗ trợ từ NSNN, lập dự toán chi cao hơn số quyết toán các năm trước liền kề, nhưng không có thuyết minh và lý giải hợp lý nguyên nhân tăng.

Thứ ba, Xác định sai loại hình đơn vị sự nghiệp, dẫn đến cấp kinh phí không chính xác:

Một số nhà khách đã xác định nguồn thu sự nghiệp không chính xác, cơ quan chủ quản chưa thẩm tra, đánh giá đầy đủ, nên đã xác định sai loại hình đơn vị sự nghiệp để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

khách tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí trên 10%, nhưng vẫn được xác định là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí (NSNN cấp 100%). Nguyên nhân do dự toán năm đầu thời kỳ ổn định, một số đơn vị lập dự toán số thu sự nghiệp thấp, đồng thời xác định số chi thường xuyên cao hơn thực tế, dẫn tới xác định không đúng tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí.

- Nhà khách thuộc cơ quan QLNN đã tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động, nhưng cơ quan chủ quản là các cơ quan QLNN vẫn cho phép áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, việc nhà khách xác định không đúng loại hình tự chủ dẫn đến NSNN hàng năm vẫn phải cấp bù kinh phí hoạt động thường xuyên. (Ví dụ có nhà khách từ năm 2006 đến năm 2009, tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên năm 2006 là 154%, năm 2007 là 166%, năm 2008 là 146%, năm 2009 là 256% nhưng vẫn được NSNN cấp bổ sung kinh phí: năm 2006 là 431 triệu đồng, năm 2009 là 200 triệu đồng...).

Thứ tư, Quản lý các hoạt động dịch vụ còn nhiều sai sót, thiếu hướng dẫn: Hoạt động dịch vụ của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN cũng đã đóng góp một phần đáng kể nguồn thu cho đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên... song việc quản lý hoạt động dịch vụ tại các đơn vị cũng còn nhiều tồn tại, như chưa hướng dẫn giá thu dịch vụ, phân phối việc liên kết với các tổ chức cá nhân tổ chức kinh doanh trong khuôn viên các nhà khách hạch toán thiếu, không kịp thời doanh thu, chi phí dẫn tới thực hiện nghĩa vụ với NSNN không đầy đủ, thiếu thuế GTGT, thiếu thuế TNDN...

Thứ năm, tại các nhà khách của các UBND tỉnh còn có những vấn đề về chi tiêu chưa đúng chế độ, chi vượt dự toán được duyệt, nhiều khoản chi lập dự toán chưa đầy đủ, đặc biệt trong quản lý và sửa chữa thường xuyên tài

sản không đúng dự toán được duyệt, chi vượt dự toán, chi không đúng hạng mục sửa chữa trong dự toán...; thiếu hoá đơn chứng từ, trả lương và thanh toán công tác phí, tiền điện thoại, tiền nghỉ phép... không đúng qui định; báo cáo quyết toán về thu chi phản ánh chưa đúng chế độ.

Thứ sáu, việc xác định doanh thu, chi phí hoạt động dịch vụ: Còn có đơn vị không tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí đối với từng hoạt động dịch vụ, do đó đã không thể tách bạch rõ về quỹ tiền lương, chi phí quản lý, các khoản chi phí khác... của các hoạt động nhà nước giao theo chức năng nhiệm vụ với các hoạt động dịch vụ mà đơn vị đã cung cấp cho thị trường, gây khó khăn trong việc xác định mức thu phí, lệ phí theo tôn chỉ mục đích hoạt động cung cấp các dịch vụ cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, với việc xác định giá dịch vụ của một số đơn vị đối với khách hàng.

Nhà nước thiếu nguồn lực tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan đến quá trình đổi mới như: trợ cấp cho người lao động thất nghiệp, chi phí đào tạo nghề mới, thời gian tìm việc làm…

d. Các bất cập liên quan đến việc trích lập và sử dụng các quỹ

- Một số nhà khách, vừa đồng thời thực hiện các dự án nhiệm vụ nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 111 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)