Phương hướng, mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 129 - 136)

- Dự toán chi thường xuyên củacác nhà khách là các đơn vị sự nghiệp

THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚ CỞ VIỆT NAM

4.1.1. Phương hướng, mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý tài chính:

Thời gian tới, để phát huy được hiệu quả hoạt động của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ phù hợp với lộ trình cải cách hành chính nhà nước và tiền lương giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng:

Thứ nhất, đối với nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước, tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm để tạo điều kiện hơn nữa cho các bộ phận chủ động trong sử dụng biên chế và kinh phí một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, theo vị trí việc làm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu năng suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, từng bước xây dựng hệ thống định mức “kinh tế - kĩ thuật” phù hợp trong từng lĩnh vực, gắn với quản lý chất lượng, trên cơ sở đó hoàn thiện từng bước thực hiện cơ chế phân bổ kinh phí, quản lý tài chính gắn với kết quả công việc được giao.

Thứ hai, thực hiện chuyển đổi từ việc giao dự toán ngân sách cho các nhà khách thuộc cơ quan QLNN như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt

mức kinh tế - kĩ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ của từng bộ phận, chuyển dần từ phương thức cấp phát trực tiếp cho hệ thống nhà khách sang cấp phát cho đối tượng thụ hưởng; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các nhà khách cung cấp các dịch vụ du lịch có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động được nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho nhà khách theo cơ chế giao vốn cho các nhà khách vững mạnh; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng, huy động của các cán bộ viên chức trong nhà khách để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cho các nhà khách thuộc cơ quan QLNN phù hợp.

Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền của người đứng đầu nhà khách thuộc cơ quan QLNN; đổi mới cơ chế theo hướng tính đủ giá dịch vụ đặt hàng sản phẩm, dịch vụ phục vụ; nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phẩm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ phục vụ; thực hiện có lộ trình việc xoá bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ; tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhằm hướng tới việc cung cấp tốt hơn cả về số lượng và chất lượng dịch vụ phục vụ cho toàn xã hội...

Thứ ba, Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất các nhà khách hoạt động sự nghiệp công cơ bản và thực hiện cơ cấu lại chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các nhà khách hoạt động cung cấp dịch vụ theo hướng:

- NSNN bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các nhà khách công lập được nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ phục vụ nhiệm vu chính trị ở các nhà khách có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới và hải đảo khi tiếp cận báo cáo đến ăn nghĩ và nhà khách được đầu tư xây dựng

- Thay đổi cơ bản phương thức hỗ trợ từ NSNN trong các nhà khách cung cấp dịch vụ ăn nghĩ sự nghiệp công, từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân sách cho các nhà khách cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt hàng, mua hàng dựa trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ đơn vị cung cấp mà không phân biệt nhà khách, ngoài công lập nhằm tạo cạnh tranh lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm cho các nhà khách sự nghiệp công lập và ngoài công lập phát triển bình đẳng.

Nhà nước bảo đảm thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người có công, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số để được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp nhà khách cơ bản thiết yếu với chất lượng ngày càng cao hơn; bảo đảm ăn nghĩ dưỡng, đảo bảo kinh phí đào tạo con em, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo quản lý và cán bộ quản lý giám sát, quản lý ở các cơ sở nhà khách không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập để phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Thứ tưi, hoàn thiện thể chế về cơ chế tài chính đối với các nhà khách:

- Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các nhà khách sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính (từng bước tính đủ giá dịch vụ và giảm trợ cấp ngân sách) có tính đến đặc điểm từng loại hình nhà khách, khả

năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý kinh phí đầu tư các nhà khách. - Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết của các nhà khách sự nghiệp công lập; khắc phục tình trạng công - tư lẫn lộn; đổi mới cơ chế phân phối theo hướng vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động vừa có tích lũy để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất của nhà khách sự nghiệp công lập phát triển.

- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhà khách công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội; được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành; được nhà nước giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho nhà khách sự nghiệp công lập theo cơ chế giao vốn như cho doanh nghiệp; được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định để mở rộng việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự quyết định số người làm việc và trả lương trên cơ sở thang bảng lương của nhà nước và hiệu quả, chất lượng công việc của nhà khách.

- Đối với các nhà khách sự nghiệp cung cấp những dịch vụ thông thường: phục vụ ăn ngủ, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế nhằm tạo điều kiện để chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và sau đó cổ phần hóa theo quy định để phát triển, như các nhà khách dưới vùng biển nghỉ dưỡng, nghĩ mát...

- Thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đối với một số nhà khách sự nghiệp công lập, các nhà khách thuộc các tập đoàn, tổng công ty

nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa, nhưng không thực hiện cổ phần hóa các nhà khách sự nghiệp công lập độc lập hiện có phục vụ an ninh chính trị để bảo vệ đất nước, như nhà khách bộ công an quân đội, nhà khách của chính phủ…

Thứ năm, hoàn thiện thể chế về cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đối với các nhà khách sự nghiệp công lập:

- Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số người làm việc cho các nhà khách sự nghiệp công lập, quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành nhà khách sự nghiệp; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu nhà khách sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm quyền.

- Đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, thích ứng với việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà khách sự nghiệp công lập, phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường, bảo đảm tính cạnh tranh với khu vực ngoài công lập, thu hút người có tài năng, có trình độ cao tham gia vào đội ngũ viên chức để nâng cao chất lượng phục vụ lãnh đạo đảng nhà nước, các đại biểu quốc hội và cán bộ thuộc cơ quan hành chính trong các lĩnh vực nhà nước.

Thứ sáu, thiết lập cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ cho các nhà khách:

- Xây dựng và ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ để làm căn cứ đặt hàng, giao nhiệm vụ phục vụ các lãnh đạo và đại biểu hoặc các khách trong và ngoài hệ thống nhà khách.

- Đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; nhà nước quy định giá hoặc khung giá sản phấm, dịch vụ đối với các loại dịch vụ cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ hệ thống nhà khách, phù hợp với thị trường và khả năng của ngân sách nhà nước bao ăn ngủ nghĩ các khách đối tượng đúng; thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh và đảm bảo lợi ích của các nhà khách cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Thứ bảy, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ các nhà khách:

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc xã hội hóa nhất là các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng nhằm khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài hệ thống nhà khách, tích cực tham gia đầu tư phát triển dịch vụ công hệ thống nhà khách.

Tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp lãnh đạo và nhân dân, phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế hoạt động của các nhà khách phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính chỉ đạo điều hành trên dưới của các lãnh đạo nhà khách; Hiện đại hóa, tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của các nhà khách, giám sát phòng ăn nghĩ, quản lý tài chính kế toán, đầu tư xây dựng …

Phát huy tiềm năng trí tuệ, tiềm lực vật chất và tài chính trong nhân dân, huy động và thu hút toàn xã hội chăm lo dịch vụ sự nghiệp công lập; tạo

điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng chất lượng dịch vụ ở mức độ ngày càng cao trong hệ thống nhà khách, đảm bảo sức khỏe và tinh thần mọi khách hàng mọi đối tượng thụ hướng...

Đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính của các nhà khách cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập, thúc đẩy áp dụng các kỹ năng quản lý, quản trị tiên tiến để nâng cao hiệu quả dịch vụ, tạo cơ chế chính sách để tiền lương thực sự trở thành công cụ đòn bẩy khuyến khích người lao động chủ động, sáng tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, khuyến khích người tài giỏi; xóa bỏ cơ chế độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tận thu tận hưởng cơ sở vật chất, thăng nguồn thu từ các nhà khách.

Cơ cấu lại NSNN gắn với cải cách tiền lương, thực hiện lộ trình hạch toán chi phí đối với nhà khách sự nghiệp công lập có đủ điều kiện.

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và của toàn xã hội trong việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công lập hệ thống nhà khách.,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 129 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)