Đổi mới nhận thức hệ thống nhà khách quản lý về vấn đề tự chủ tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 141 - 145)

- Dự toán chi thường xuyên củacác nhà khách là các đơn vị sự nghiệp

THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚ CỞ VIỆT NAM

4.2.2. Đổi mới nhận thức hệ thống nhà khách quản lý về vấn đề tự chủ tài chính.

Về nhận thức: các nghị định cũ chưa có sự nhận thức thống nhất, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung của các nhà khách, một số cán bộ, công chức vẫn muốn duy trì cơ chế quản lý như cũ, chưa muốn giao quyền tự chủ thực sự cho nhà khách; có người còn lo ngại sau khi được giao quyền tự chủ tài chính thì kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho nhà khách giảm; có người băn khoăn về chất lượng hoạt động sự nghiệp của nhà khách bị giảm hoặc sẽ xuất hiện sự không công bằng trong phân phối thu nhập giữa các bộ phận sau khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính.

Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, một số cán bộ vẫn còn tâm lý muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ quen bao cấp, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính kinh phí NSNN cấp cho nhà khách sẽ giảm, có người băn khoăn về chất lượng hoạt động sự nghiệp sẽ giảm, sự không công bằng trong phân phối thu nhập, lý do này đã ảnh hưởng đến quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, đối với đội ngũ cán bộ của các cơ quan QLNN và của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính cần thống nhất nhận thức về đổi mới cơ chế quản lý thông qua công tác tập huấn, hội thảo.

Để tạo điều kiện cho các bộ, ngành các địa phương triển khai thực hiện tốt nghị định, đề nghị bộ tài chính ban hành các văn bản nghị định, các bộ, các ngành ban hành thông tư hướng dẫn ngay về chế độ quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách, trong đó nên có hướng dẫn một số lĩnh vực đặc thù, tổ chức hội nghị phổ biến nội dung nghị định và các văn bản hướng dẫn cho các bộ, ngành trung ương và các địa phương nhất là ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố.

và vận động nhằm quán triệt sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức trong toàn xã hội, đặc biệt đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khách và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước về các nội dung và tinh thần của việc đổi mới cơ chế hoạt động của nhà khách công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công phục vụ các khách.

Các cơ quan chức năng ở các cấp tham mưu cho các cấp ủy đảng cùng cấp trong việc ban hành và triển khai các nghị quyết, chỉ thị về chủ trương, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tạo chuyển biến về tư tưởng, nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết, tính cấp bách của việc đổi mới cơ chế hoạt động của các nhà khách, đồng thời khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển dịch vụ nhà khách để hướng tới việc cung cấp tốt hơn dịch vụ cho mọi tầng lớp nhân dân và bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội và người nghèo được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn từ trung ương đến địa phương, ưu ái các đại biểu người có công và tiêu biểu của các dân tộc miền núi và hải đảo...

4.2.3.Đổi mới phương thức quản lý tài chính, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu

Thay đổi phương thức quản lý tài chính đối với hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, cần tách bạch giữa QLNN về tài chính đối với hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN và quản lý của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đối với hệ thống các nhà khách về tài chính, nguyên tắc chung là:

- Hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN được quyền tự chủ sử dụng các khoản tài trợ công cho các hoạt động dịch vụ và nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp với chức năng khác đúng pháp luật và có trách nhiệm, nhà nước cần xây dựng cơ chế đảm bảo việc sử dụng ngân sách được cấp là thích đáng,

nếu không có những quy định cụ thể và chi tiết về trách nhiệm thì khó tránh khỏi nguy cơ thất thoát và lãng phí tài chính.

- Quyết định phân bổ tài trợ công cho các nhà khách cần độc lập với quá trình ra chính sách tài chính cho hệ thống các nhà khách, cần lập ra tổ chức độc lập đảm trách việc phân bổ tài trợ công cho các nhà khách, cần có hệ thống quản lý riêng đối với hệ thống các nhà khách từ trung ương đến địa phương vì như thế mới có những chính sách và cơ chế quản lý phù hợp, để thực hiện được sự tách bạch này, nhà nước cần lập ra một tổ chức hay cơ quan quản lý tài chính độc lập trực tiếp quản lý các nguồn tài trợ cho hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, tổ chức này trực tiếp thực thi các chính sách tài chính đưa ra trên cơ sở quy định pháp luật và yếu tố kỹ thuật, không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của hệ thống các nhà khách, đây chính là tổ chức mang tính trung gian đảm bảo cân bằng lợi ích của nhà nước (đại diện cho lợi ích xã hội) và yêu cầu tự chủ của các nhà khách.

Với tư cách là chủ sở hữu các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, nhà nước cần đổi mới cơ chế phân bổ tài trợ công, đây là biện pháp tích cực để bảo đảm tự chủ tài chính của các nhà khách, tính tự chủ có thể được cải thiện thông qua áp dụng một số hoặc kết hợp các phương thức phân bổ tích cực như sau: i) phân bổ theo cách rõ ràng và dự đoán được; ii) phân bổ theo hình thức khoán hay còn gọi là “cả gói”; iii) phân bổ theo hình thức gián tiếp thông qua định mức thu phí dịch vụ hay “khách hàng”; iv) phân bổ theo kết quả thực hiện, chất lượng, dựa trên sự cạnh tranh; v) phân bổ theo hình thức đặt hàng và giao ngân sách, khả năng đối ứng ngân sách.

Trước hết, thực hiện chính sách phân bổ tài trợ công rõ ràng và dự đoán được nhằm giúp hệ thống các nhà khách lập kế hoạch chủ động, sớm hoàn thiện khung pháp lý định rõ cơ chế và định mức phân bổ, đảm bảo sự chủ động của các nhà khách trong tiếp cận các nguồn tài trợ công, đồng thời,

cách thức xử lý các vi phạm cam kết, pháp lý việc giao trần kế hoạch kinh phí và cho phép thực hiện các điều chỉnh hợp lý khi cần thiết.

Phân bổ tài trợ công theo hình thức “khoán” hay “cả gói” cần được áp dụng rộng rãi để các nhà khách linh hoạt và chủ động hơn trong lập kế hoạch hoạt động của các năm, quyết định cách thức chi tiêu, lựa chọn ưu tiên phát triển, tái phân bổ kinh phí bên trong và cả vấn đề tiết kiệm trong cung ứng các dịch vụ và thậm chí là xây dựng cơ bản, tuy nhiên, điều quan trọng là phải điều chỉnh và bổ sung quy định phù hợp, đảm bảo cơ chế thảo luận có hiệu quả giữa cơ quan phân bổ hệ thống các nhà khách về hoạt động và kế hoạch đầu tư công.

Nghiên cứu áp dụng phương thức tài trợ công gián tiếp cho các nhà khách thuộc cơ quan QLNN bằng chính sách cho phép thu phí các dịch vụ ngoài dịch vụ lưu trú đối với cán bộ khi lưu trú tại nhà khách, đặc biệt, nó không chỉ mở rộng sự chọn lựa chủ động cho đối tượng có yêu cầu mà còn làm giảm sự lệ thuộc của các nhà khách vào các cơ quan QLNN.

Cần áp dụng cơ chế phân bổ tài trợ công theokết quả thực hiện, trên cơ sở xem xét cụ thể kết quả thực hiện các thoả thuận ràng buộc thành tích, các mục tiêu thành tích, qua đánh giá chỉ số đầu ra hay kết quả từ đánh giá và chọn lựa thực hiện đề án của nhà khách mà nhà nước phân giao kinh phí.

Đặt hàng và giao ngân sách đối với các chương trình, hội nghị cũng là cơ chế phân bổ tích cực giúp tăng cường sự chủ động thực hiện nhiệm vụ của các nhà khách cần sớm được áp dụng.

Với tư cách là chủ sở hữu các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, nhà nước cũng cần đổi mới quản lý sử dụng tài sản và tạo thu nhập. hầu hết các nhà khách thuộc cơ quan QLNN hiện đang quản lý một khối lượng tài sản công rất lớn, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài sản công này có thể mang lại cho nguồn thu mới, góp phần giảm gánh nặng cho nhà nước, muốn vậy, các nhà khách phải được quyền tự chủ đầy đủ hơn trong định đoạt tài sản được

giao quản lý, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước cần từng bước nới lỏng kiểm soát tập trung về tài sản và khuyến khích các nhà khách khai thác sử dụng hiệu quả tài sản đang có, tuy nhiên, việc uỷ quyền khai thác sử dụng tài sản công có thể dẫn đến rủi ro về lạm dụng, tham nhũng cho nên song song với việc trao quyền hay uỷ quyền, nhà nước cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, một số biện pháp đảm bảo an toàn cần được áp dụng là:

- Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và cơ chế giám sát thực hiện các quyền này.

- Đưa ra quy tắc “quản lý tốt” yêu cầu các nhà khách phải thực hiện đồng thời thiết lập kênh thông tin phục vụ cho việc quản lý và đánh giá đánh tin cậy.

- Yêu cầu các nhà khách phải chuẩn bị và đưa ra kế hoạch sử dụng tài sản cụ thể, phải báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện đối với các dự án đầu tư lớn, trên cơ sở quy định của nhà nước ban hành.

- Cần quy định rõ việc khai thác các trang thiết bị nhà ở và dịch vụ ăn uống để tạo thêm thu nhập, phải đảm bảo rằng các nguồn thu được dùng vì mục đích phục vụ dịch vụ và các hoạt động khai thác không làm cản trở các hoạt động chính thức.

Việc giảm bớt quản lý tài chính tập trung, trao quyền tự chủ tài sản đầy đủ hơn sẽ giúp các nhà khách có thể tìm ra cách thức tài trợ và thu nhập mới, mở ra các khả năng sử dụng các nguồn tài trợ cả công và tư, tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là việc tạo thu nhập không ảnh hưởng xấu đến sự tự chủ trong hoạt động và phải đảm bảo những lợi ích tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)