Nội dung của cơ chế quản lý tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 50 - 62)

công lập.

2.2.3.1. Khái quát quyền tự chủ về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyền tự chủ quản lý về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính

phủ và Nghị định Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:

* Phạm vi , đối tượng thực hiện cơ chế quản lý tự chủ

Là các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

* Mục tiêu thực hiện cơ chế quản lý tự chủ

- Trao quyền quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển, bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.

-Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

* Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý tự chủ

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp

với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.

-. Thực hiện quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. -. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Về tự chủ quản lý về tài chính: Nhằm khuyến khích các đơn vị phấn đấu vươn lên tự chủ tài chính mức cao hơn, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định theo nguyên tắc: Đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý, sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại (đi kèm theo đó là tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự).

Tự chủ tài chính có các mức độ sau: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí) và Được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo quy định không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp, chẳng hạn các trường tiểu học).

Về chi tiền lương: Các đơn vị sự nghiệp chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung.

Đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu thiếu).

Về trích lập các Quỹ: Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng để trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.

Ngoài ra, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cũng cho phép các đơn vị được trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật. Mức trích các Quỹ căn cứ vào mức độ tự chủ tài chính của đơn vị.

Về tự chủ trong giao dịch tài chính: Đơn vị được mở tài khoản tiền gửi

tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập.

Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động dịch vụ đuợc quyền vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của Cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của Pháp luật.

Quyền tự chủ trong việc huy động vốn và vay vốn tín dụng. Đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn.

Ngoài ra, cho phép đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp

Quyền tự chủ về quản lý và sử dụng tài sản.

Đơn vị được thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý tài sản tại đơn vị sự nghiệp. Đối với Tài sản cố định ( TSCĐ ) sử dụng vào hoạt động dịch vụ theo thực hiện khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Số tiền trích khấu hao, thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN được để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập để bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp, số tiền trích khấu hao, tiền thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng vào trả nợ vay, nếu trả đủ nợ mà còn thừa thì bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Quyền tự chủ quản lý về giá, phí: Để khắc phục những hạn chế về vấn đề Giá, phí, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công; đồng thời phân định dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN và dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN. Theo đó, đối với loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN thì đơn vị được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường. Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN thì Nhà nước ban hành danh mục và định giá.

Tuy nhiên, Nhà nước cũng quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của người dân như sau: Đến năm 2016 sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định); Đến năm 2018 sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); Đến năm 2020 sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công. Đối với nguồn NSNN cấp cho các đơn vị sự nghiệp, thực hiện chủ trương chuyển mạnh sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng,

giao nhiệm vụ, thì đây cũng được coi là nguồn thu của đơn vị để thực hiện tự chủ tài chính.

Đó là những nội dung cơ bản quyền tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Tuỳ theo mức tự bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên trong các đơn vị mà phạm vi, mức độ tự chủ tài chính có khác nhau trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Nói chung đơn vị sự nghiệp bảo đảm hoàn toàn kinh phí cho hoạt động thường xuyên theo quy định thì phạm vi mức độ tự chủ đuợc quy định rộng rãi hơn.

2.2.3.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư

Các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự

chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn NSNN đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thường xuyên.

Để tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư, các đơn vị này căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư. Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định. Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được giao quyền tự chủ khá rộng như được quyết định số lượng người làm việc, được vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định, được tự quyết định mức trích quỹ bổ sung thu nhập mà không bị không chế mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như các loại hình đơn vị sự nghiệp khác (đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên bị khống chế không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định; đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên bị khống chế không quá 2 lần, đơn vị do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bị khống chế không quá 1 lần).

2.2.3.3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi phí hoạt động.

Phạm vi và mức độ tự chủ về quản lý các khoản thu và mức thu:

- Được quyền thu phí, lệ phí nhưng phải thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu thì đơn vị có quyền quy định mức thu cụ thể dựa trên nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt động của đơn vị và khả năng đóng góp của xã hội, nhưng không được vượt quá khung thu đã được quy định. Đơn vị có quyền thực hiện chế độ miễn giảm các khoản thu phí, lệ phí cho đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.

- Được quyền xác định mức thu dựa trên mức giá do Nhà nước quy định khi thực hiện đơn đặt hàng về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Nếu Nhà nước chưa quy định mức giá thì việc xác định mức thu dựa trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

- Được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đơn vị

hoạt động liên doanh, liên kết dựa trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Phạm vi mức độ tự chủ vềquản lý sử dụng nguồn tài chính.

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của đơn vị các khoản chi thường xuyên ( Chi cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí; cho các hoạt động dịch vụ; kể cả chi thực hiện nghĩa vụ đơn vị NSNN, trích khấu hao TSCĐ, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của Pháp luật ). Thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động sự nghiệp cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Căn cứ vào bản chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

- Có quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo quy định của pháp luật.

Phạm vi, mức độ tự chủ về quản lý sử dụng kết quả hoạt động tài chính năm.

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định ( nếu có ), khoản chênh lệch thu lớn chi ( thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng ) thì đơn vị sự nghiệp có thu được toàn quyền sử dụng. Quyền sử dụng này được quy định theo mức độ tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phân phối theo trình tự như sau:

- Trích tối thiểu 25% phần chênh lệch để lập quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp.

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

không quá 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm thì đơn vị được quyết định sử dụng như sau:

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp ( mức trích tối thiểu 25% phần chênh lệch ), quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được quyền trích lập vào 2 quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Dựa trên những quy định đó, Thủ trưởng đơn vị quyết định mức trả thu nhập và mức lập các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị.

2.2.3.3. Quyền tự chủ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Về cơ bản nội dung tự chủ tài chính trong các đơn vị này cũng tương tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)