- Dự toán chi thường xuyên củacác nhà khách là các đơn vị sự nghiệp
3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế về cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước
nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước
* Nguyên nhân khách quan trong quản lý
Thứ nhất, Trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây, công tác quản lý thì tất cả các loại giá cả hàng hóa đều tăng đột biến, như giá xăng dầu, điện nước…mà các nhà khách là đơn vị phục vụ ăn nghỉ thì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thị trường hàng hóa, dịch vụ…do vậy việc đổi mới cơ chế tài chính sang việc tự chủ sẽ rất khó khăn.
Thứ hai, Từ trước đến nay, tâm lý của xã hội cũng như người lao động tại các nhà khách chưa thích ứng được với quan điểm cạnh tranh của thị trường nên các nhà khách cũng bị động khi tự chủ quản lý tài chính.
Thứ ba, Do tác động quá trình đổi mới phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc thay đổi của các nhà khách nhất là các nhà khách ở trung ương là rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay các nhà khách này vẫn chưa có những biện pháp để thay đổi.
* Nguyên nhân quản lý chủ quan
Một là: hệ thống văn bản về chế độ tự chủ quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp còn chưa đầy đủ, các đơn vị chưa có định hướng cũng như cơ sở pháp lý để thực hiện tự chủ một cách đầy đủ, một số văn bản quản lý đã lạc hậu gây cản trở cho đơn vị.
Một số bộ ngành chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, đo đó chưa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu; không hợp lý nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung.
Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được thực hiện, nên đã hạn chế việc chi trả thu nhập theo mức độ hoàn thành công việc; chi trả thu nhập ở một số đơn vị vẫn mang tính cào bằng hoặc bình quân.
Hai là: Công tác quản lý kế toán tài chính chưa được coi trọng đúng mức, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phổ biến các quy chế quản lý tài chính mới chưa được cơ quan QLNN và các đơn vị quan tâm, dẫn tới nhiều cán bộ viên chức chưa nắm rõ về cơ chế tự chủ của đơn vị mình. Cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng ngang tầm vẫn là những người quản lý các nhà khách, vì thực chất nhà nước vẫn chi phối toàn bộ các hoạt động của nhà khách nên khi thuê người cán bộ quản lý vẫn là những người quản lý của
các đơn vị hành chính trước đây, nên họ chưa đủ năng lực quản lý cả về tư duy và phong cách lãnh đạo.
Ba là: Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về quản lý tài chính thường là những người kiêm nhiệm, họ thường bận công tác chuyên môn, chưa coi trọng công tác tài chính kế toán và thiếu kiến thức về quản lý tài chính nên các quyết định thu chi đôi khi còn theo cảm tính, dễ vi phạm nguyên tắc về tài chính.
Bốn là: Các cơ quan QLNN là cơ quan chủ quản của hệ thống các nhà khách vẫn chưa có những chính sách quản lý cụ thể để quản lý và đổi mới cơ chế tài chính đối với hệ thống các nhà khách.
Năm là: Chưa có sự phối hợp trong quản lý của các cơ quan chức năng trong đổi mới quản lý tài chính đối với hệ thống các nhà khách, hiện nay các cơ quan QLNN vẫn đặt hệ thống nhà khách là sân sau để thực hiện các chương trình tiếp khách và tổ chức hội nghị của UBND nên không thực hiện tự chủ được cho các nhà khách này.
Sáu là: Chưa có chính sách đầu tư cụ thể để có thể phát triển hệ thống các nhà khách, dù các nhà khách đều được đầu tư của NSNN từ trước và có vị trí thuận lợi trong việc kinh doanh, tuy nhiên hiện nay phải có chính sách đầu tư nâng cấp, sửa chữa thị hệ thống nhà khách này mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bảy là: Chưa có hệ thống tin học hiện đại trong việc thực hiện công tác tài chính kế toán tại các nhà khách, việc thiếu thông tin và thiếu sự trao đổi học hỏi giữa các nhà khách với nhau cũng là một hạn chế trong việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính
Tám là: Hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các nhà khách hiện còn rất kém, nhiều lãnh đạo các nhà khách hiện còn thao túng hoạt động tài chính của các nhà khách, công tác kiểm toán của nhà nước đối với
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan QLNN, với chủ trương nhất quán tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các nhà khách, không chỉ góp phần mang lại những thay đổi quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của nhà khách trong công cuộc phát triển KT-XH của đất nước, mà còn thay đổi tư duy và nhận thức cũng như giảm áp lực đối với NSNN cho hệ thống các nhà khách này. Thực trạng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN là thay đổi tư duy rất lớn của nhà nước về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà khách. Mặc dù quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm và sự bảo đảm của nhà nước về quyền này chưa như mong đợi nhưng có dấu hiệu cho thấy sự dịch chuyển trong quản lý tài chính đối với các nhà khách theo hướng tích cực hơn, đó là giám sát của nhà nước, nhà nước từng bước tạo ra môi trường mà trong đó nhà khách chủ động hơn về tổ chức bên trong nhà khách, phân phối nguồn lực tài chính, tìm kiếm các nguồn thu nhập ngoài nguồn lực công, tuyển dụng nhân viên, các điều kiện trong cung ứng các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao hơn có khả năng cạnh tranh với thị trường du lịch hiện nay.
Tuy nhiên, nhà nước chưa tách nhà khách khỏi cơ quan QLNN, các nội dung và phương thức bảo đảm của nhà nước cũng còn khiếm khuyết và bất cập các nhà khách vẫn còn chưa được phép tự quản mình, sự can thiệp của các cơ quan QLNN vào các hoạt động của nhà khách vẫn còn rất mạnh mẽ, còn chưa phân định được quản lý của nhà nước trong tư cách quản lý vĩ mô và trong tư cách chủ sở hữu nhà nước, hệ quả tất yếu là hệ thống các nhà khách chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, hội nhập và cạnh tranh đang đặt ra. Các vấn đề về nhận thức, thể chế chính sách, cơ cấu thẩm quyền và cơ chế
gia tăng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sự kiểm soát hợp lý của nhà nước, điều này cần có thời gian nhưng phải dựa trên cơ sở tiếp cận mới, nhà nước cần xác định lại vai trò; định hướng, chỉ dẫn và tạo động lực cho các nhà khách, sớm tạo ra môi trường cho sự phát triển chủ động và bình đẳng của mọi loại hình nhà khách
CHƯƠNG 4