- Dự toán chi thường xuyên củacác nhà khách là các đơn vị sự nghiệp
THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚ CỞ VIỆT NAM
4.2.7. Tăng cường công tác thanh kiểm tra tài chính và kiểm toán nội bộ các nhà khách thuộc cơ quan QLNN
khách thuộc cơ quan QLNN
Công tác kiểm tra chịu ảnh hưởng của số lượng, trình độ nhân lực và hệ thống văn bản phục vụ thanh tra, cũng như tổ chức phối hợp công tác với các nhà khách các cấp, nhà khách chính phủ, nhà khách cấp bộ, nhà khách các tỉnh huyện.. Công tác thanh tra giúp rà soát những hạn chế vướng mắc văn bản thực hiện, đánh giá được thực trạng sử dụng và quản lý, nắm bắt được tình hình tài chính của các nhà khách, giải pháp chủ yếu cần làm như sau:
của các nhà khách với biện pháp cụ thể là:
- Các nhà khách phải thực hiện đăng ký với cơ quan tài chính đảm bảo cơ quan tài chính nắm được đầy đủ các lĩnh vực thu, chi tại đơn vị sau khi phần mềm kê khai và quản lý tài chính đi vào vận hành, đồng thời phải triển khai sớm cho các cấp ứng dụng quản lý.
- Các nhà khách phải thực hiện báo cáo tăng, giảm thu chi làm việc với các cơ quan tài chính các cấp, nếu cơ quan hành chính không thực hiện đăng ký, báo cáo tài chính với cơ quan tài chính các cấp thì không được cấp kinh phí hoạt động, mặc dù văn bản có quy định nhưng thực tế địa phương triển khai chưa được tốt nội dung này.
- Thực hiện triệt để việc thẩm định nhu cầu tài chính; coi thẩm định là khâu then chốt để quản lý quá trình tài chính, kiên quyết cắt giảm những nhu cầu chi vượt tiêu chuẩn, định mức; không thanh toán, quyết toán các khoản chi về đầu tư, mua sắm ngoài dự toán NSNN, chưa được cơ quan tài chính thẩm định, muốn làm tốt cần yêu cầu nhà khách phải gắn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Thứ hai, tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tình hình xử lý nghiêm các vi phạm về chế độ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài chính của các nhà khách, nhằm hạn chế đi đến xoá bỏ tình trạng sử dụng tài chính sai mục đích, lãng phí, cụ thể là thực hiện kiểm tra theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình quản lý tài chính tại các nhà khách, đây là thanh tra chuyên ngành về tài chính do cơ quan quản lý tài chính công thuộc ngành tài chính các cấp tổ chức thực hiện kiểm tra nhà khách, nội dung kiểm tra tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Hiện trạng quỹ tài chính làm việc của nhà khách về số lượng, chất lượng, việc bố trí sử dụng quỹ làm việc theo mục đích và tiêu chuẩn, định mức sử dụng.
chính của các nhà khách
+ Tình hình thực hiện các quy định của nhà nước về kê khai, báo cáo, chế độ theo dõi hạch toán và quản lý tài chính tại các nhà khách
+ Các văn bản của cơ quan hành chính thể chế các quy định của nhà nước trong quản lý tài chính tại các nhà khách thuộc cơ quan mình quản lý.
Thứ ba, các nhà khách thuộc cơ quan QLNN khi đã tự chủ, phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, các bộ, ngành lĩnh vực đang nghiên cứu để từng bước: ban hành các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực; ban hành cơ chế tham gia giám sát đối với hoạt động của các nhà khách; trách nhiệm giải trình của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN đối với xã hội về hoạt động và chất lượng dịch vụ do nhà khách cung cấp cho xã hội, song song với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhà nước sẽ thành lập một số tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ; ban hành các chế tài xử phạt nếu các nhà khách thuộc cơ quan QLNN làm sai quy định nhà nước.
Như vậy, cùng với việc hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và việc đổi mới cơ chế giá dịch vụ cho các nhà khách gắn với chất lượng hiệu quả cung cấp dịch vụ phục vụ, sẽ tạo ra tính hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy cao và tạo sự cạnh tranh lành mạnh của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN.
Thứ tư, cần nâng cao nhận thức về mục đích, vai trò, nguyên tắc kiểm soát nội bộ; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thường xuyên rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài chính để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, tạo hành lang pháp lý trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động cơ quan quản lý và chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tài chính của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, bên cạnh đó,
thủ trưởng các nhà khách cần nghiên cứu và tổ chức xây dựng đầy đủ các quy trình nhiệm vụ để thực hiện tốt nghiệp vụ chuyên môn được giao, chủ động nghiên cứu, đề xuất về mô hình cán bộ kiểm soát chuyên trách; tổ chức phân tích, đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của đơn vị mình, rủi ro trong từng quy trình nghiệp vụ để có biện pháp kiểm soát, hạn chế thấp nhất rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống nhà khách thuộc cơ quan QLNN.
Đối với công tác kiểm toán nội bộ của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN cần phải rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhà khách thuộc cơ quan QLNN, đồng thời, tham mưu giúp lãnh đạo các cơ quan QLNN chỉ đạo và xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN; nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán nội bộ, chuẩn hóa các quy trình, báo cáo kiểm toán, đổi mới phương án tiếp cận hồ sơ, thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán, đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ vào hoạt động kiểm toán nội bộ, các hoạt động của nhà khách…
Thứ năm, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về chế độ quản lý tài chính tại các nhà khách đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 16/2005/NĐ-CP.