Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hoá trong quản lý tài chính tại nhà khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 161 - 167)

- Dự toán chi thường xuyên củacác nhà khách là các đơn vị sự nghiệp

THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚ CỞ VIỆT NAM

4.2.9. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hoá trong quản lý tài chính tại nhà khách

chính tại nhà khách

Hỗ trợ việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý tài chính tại nhà khách; đưa hệ thống thông tin điện tử của cơ quan hành chính vào hoạt động hiệu quả quản lý các nhà khách.

thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ người dân trong các lĩnh vực dịch vụ, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao, ngoài phục vụ các lãnh đạo thì nhà khách cũng phục vụ nhân dân và các doanh nghiệp là hết sức hợp nhất.

Đào tạo tin học cho cán bộ, công chức, viên chức nhà khách lĩnh vực kế toán và lễ tân.., tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc.

Với mục tiêu trên, giải pháp là làm tăng tính chính xác và hiệu quả bằng cách cung cấp truy cập đơn giản hóa vào các nội dung cá nhân và các ứng dụng thông qua việc sử dụng theo dõi theo vai trò, đào tạo kịp thời và phối hợp với các chuyên gia và dữ liệu hoạt động quản lý được hiệu quả. kết quả là tốc độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu về hệ thống kế toán tài chính tại các nhà khách thuộc cơ quan QLNN.

Tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin với tốc độ phát triển mạnh mẽ đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực và hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, do vậy, quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi có sự đầu tư lớn cả về chất xám và năng lực của trang thiết bị,. quá trình thu nhận, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý sẽ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và mang lại hiệu quả cao nếu áp dụng công nghệ hiện đại, với khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, nếu các trường áp dụng phương pháp thủ công sẽ không đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, gây cản trở cho quá trình tự chủ tài chính, hiện nay, các nhà khách thuộc cơ quan QLNN đã áp dụng công nghệ trong công tác tài chính kế toán bằng việc sử dụng phần mềm kế toán, tuy nhiên, các phần mềm kế toán của các nhà khách lại không đồng nhất, các văn bản quản lý tài chính – kế toán

liên tục thay đổi nên việc lấy số liệu, thông tin của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN bị ảnh hưởng và chậm trễ, các nhà khách thuộc cơ quan QLNN nên xây dựng một phần mềm kế toán thống nhất cho tất cả các nhà khách trực thuộc sử dụng, đồng thời nối mạng với máy chủ của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN, biện pháp này nhằm thống nhất công tác kế toán của các đơn vị nhà khách thuộc cơ quan QLNN có thể tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời, từ đó đưa ra quyết định quản lý chính xác, bên cạnh đó, việc ứng dụng tin học hoá trong quản lý cũng là nội dung quan trọng hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý tài chính thuộc các nhà khách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan QLNN hiện nay có rất nhiều giải pháp, đổi mới về nhận thức về vai trò của nhà nước, vai trò của thị trường định hướng XHCN; đổi mới cơ cấu tổ chức và thẩm quyền; hoàn thiện thể chế chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới phương thức quản lý; đổi mới quản lý tài chính và tăng cường kiểm soát nhà nước nhằm bảo đảm trách nhiệm xã hội.

Trong vai trò giám sát, nhà nước là cơ quan quản lý cấp trên của các nhà khách, thông qua một cơ cấu tổ chức và thẩm quyền hỗ trợ tự chủ tự trách nhiệm của các Nhà khách mà không có sự hiện diện của cơ chế chủ quản, tách bạch với thực thi chính sách, tách bạch với vai trò chủ sở hữu; bằng các phương tiện như thể chế, tài trợ, hoạch định và đánh giá; dưới sự phối hợp của kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức nhà nước được vai trò của lực lượng xã hội, phát huy các nhà khách phát triển, không sử dụng nhiều tốn kém nguồn tài chính ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này của toàn hệ thống.

mô hình cơ chế tài chính theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho hệ thống các nhà khách thuộc cơ quan QLNN.

KẾT LUẬN

Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc các cơ quan QLNN là các đơn vị sự nghiệp có thu có tầm quan trọng đặc biệt. Nhận thức được điều đó, tác giả Luận án với đề tài: " Cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các các nhà khách thuộc cơ quan QLNN. Qua nghiên cứu, có thể thấy: - Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các nhà khách thuộc cơ quan QLNN tạo điều kiện cho đơn vị chủ động tổ chức hoạt động dịch vụ tăng nguồn thu, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực tiết kiệm, thiết thực hiệu quả.

- Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho các nhà khách thuộc cơ quan QLNN thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng hoạt động sự nghiệp; xoá bỏ tình trạng hành chính hóa các hoạt động sự nghiệp; giảm dần sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt động của các nhà khách thuộc cơ quan QLNN.

Luận án đã đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan QLNN.

Cơ chế quản lý tài chính đối với các nhà khách là định hướng, thúc đẩy hoặc giới hạn tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tài trợ và tài trợ công bằng cho hệ thống các nhà khách nhưng phương thức tài trợ phải trao cho các nhà khách quyền tự chủ nhiều hơn nữa và thúc đẩy các nhà khách phát triển nguồn thu nhập mới cũng như sử dụng hiệu quả kinh phí. các chính sách về đất đai, thuế, mứcchi tiêu... không chỉ là những hỗ trợ có ý nghĩa mà còn là công cụ điều khiển sự vận hành tự chủ trong các nhà khách

Môi trường cạnh tranh lành mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài đối với các nhà khách là điều kiện không thể thiếu đối với đổi mới hoạt động của các nhà khách.Cần xây dựng cơ chế, chính sách không chỉ khuyến khích sự tham gia cung cấp dịch vụ công mà còn đảm bảo cho các nhà khách có điều kiện tham gia thị trường.

-- Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò phù hợp của nhà nước, của thị trường định hướng XHCN và của tổ chức hoạt động các nhà khách, hoàn thiện thể chế chính sách điều chỉnh cơ cấu và quá trình quản lý nhà khách; tái cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý theo hướng hạn chế sự can thiệp không thuộc chức năng QLNN, phân định rõ chức năng nhà nước và chức năng quản lý của nhà khách tự chủ tự chịu trách nhiệm theo hướng thành lập các doanh nghiệp có tính độc lập.

Trong quá trình nghiên cứu, Luận án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy tác giả rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn học để tác giả tiếp tục hoàn thiện hơn về lý luận cũng như kiến thức thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống nhà khách thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở việt nam (Trang 161 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)