1. Tính cấp thiết của đề tài
2.1.1 Nội dung tài chính, tài sản công
Tài chính, tài sản công bao gồm toàn bộ hệ thống NSNN, vốn đầu tư, nguồn lực công và các quỹ ngoài NSNN. NSNN là một khái niệm mang tính lịch sử đã được nhiều SAIs đề cập và gắn liền với đặc điểm chính trị, sự xuất hiện của Nhà nước. Tài chính công được hình thành ở nhiều cấp, nhiều đối tượng quản lý và sử dụng. Hiện nay, khái niệm quản lý NSNN trong hệ thống QLTC, tài sản công vẫn đang còn nhiều quan điểm khác nhau. Nhà nước ban hành các luật định đểđiều phối, sử dụng tài chính công đúng mục tiêu, hiệu quả và thích nghi với sự điều chỉnh của các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, nguồn lực và tài chính công cũng được điều chỉnh thường xuyên tăng, giảm sau mỗi chu kỳ điều chỉnh nhiệm vụ và mục tiêu phát triển. KTHĐ đối với việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công có vai trò giúp điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế và tăng cường pháp chế thực thi pháp luật về quản lý công giúp cho các Nghị
viện (Quốc hội) kiểm soát vĩ mô nền kinh tế, an sinh xã hội và hiệu chỉnh luật pháp (Nguyễn Thị Thanh Diệp, 2016).
Khái niệm tài chính công và khái niệm tài sản công bao gồm NSNN nhưng phạm vi rộng lớn hơn. Nghiên cứu sâu về khái niệm tài sản công hoàn toàn khác với tài chính công nhưng lại có mối quan hệ mật thiết; tài chính công chính là hệ thống NSNN và các khoản đóng góp, viện trợ, vốn vay, các quỹ công ngoài ngân sách hình thành nên; tài sản công được hình thành qua một quá trình sử dụng lượng lớn vốn, nguồn lực công (tài chính công) đểđầu tư, phát triển mà chính các đối tượng đểđầu tư được gọi là các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển. Như vậy, kiểm toán tài sản công là kiểm toán tài sản hữu hình và tài sản vô hình như: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, công nghệ, kỹ thuật, khoa học, sở hữu trí tuệ,... chất lượng và giá trịđích thực được tạo ra từ tài sản công trong dài hạn lớn hơn nhiều so với giá trị vốn và nguồn lực công mang đi đầu tư (Luật KTNN, 2015).
Để QLNS, quỹ công gắn với QLTC, tài sản công thì cần có sự xuất hiện của Nhà nước sử dụng nguồn lực đó để phân bổ nguồn lực, điều phối, chi tiêu ngân quỹ duy trì hoạt động và phát triển bộ máy Nhà nước để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế, an sinh xã hội. Do đó, yêu cầu KTHĐđối với việc quản lý và sử dụng tài chính công
bao gồm kiểm toán cả các nguồn lực công quỹ ngoài ngân sách, các khoản thu không qua ngân sách; kiểm toán đối với tài sản công không những kiểm toán tài sản, thiết bị, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật,... mà còn bao hàm cả khái niệm kiểm toán tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản lòng đất, mặt đất, mặt nước, khí tài, vùng trời, không phận,... Như vậy, tài sản công không chỉ thuộc quyền quản lý và sử dụng của bộ máy công quyền Nhà nước mà còn là trách nhiệm của công chúng và cộng đồng. Yêu cầu KTHĐđối với việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công giúp cho việc điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội và cũng tăng cường nguồn lực công đểđầu tư tạo ra lợi ích kinh tế. Khi tiến hành kiểm toán tài chính, tài sản công phải sử dụng các loại hình kiểm toán khác nhau hoặc có thể kết hợp các loại hình kiểm toán được ứng dụng trong KTHĐđể đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. KTHĐ đánh giá tính kinh tế là kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực đầu vào đểđảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Đánh giá tính hiệu quả của việc quản lý nguồn lực đầu tư, vốn đầu tư lại là kiểm soát sản phẩm đầu ra được hình thành từ việc sử
dụng các nguồn lực công hợp lý. Đánh giá tính hiệu lực quản lý là đảm bảo toàn diện từ
việc sử dụng vốn và các nguồn lực đầu vào đểđầu tư, hình thành nên sản phẩm đưa vào khai thác và sử dụng tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích sử dụng trong tương lai. Xu hướng hiện nay, vai trò kiểm soát, giám sát hoạt động QLTC, tài sản công đang được thực hiện tại các cơ quan công quyền đại diện cho Quốc hội, Chính phủ thực hiện mục tiêu giám sát hoạt động công (Phạm Gia Thạch, 2009).