1. Tính cấp thiết của đề tài
2.3.2 Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công qua
Vai trò của KTNN được nghiên cứu qua mô hình KTHĐ, trong các cuộc KTHĐ
có thực hiện tiền kiểm, hiện kiểm nhằm đánh giá hiệu quả, hiệu lực và kiểm soát quản lý công thì vai trò KTNN lại có vị thế cao hơn, thể hiện qua các nhân tố trung gian hình thành nên vai trò KTNN:
Thứ nhất: Vai trò KTNN được thiết chếđộc lập gắn với hoạt động kiểm soát
Khái niệm thiết chế được các SAIs của các CQKT tối cao đề cập tại các văn kiện
đại hội ASOSAI và INTOSAI nhằm quy chuẩn vai trò của KTNN. Thiết chế là việc: Thiết lập một trật tự, thể chế, khuôn khổ pháp lý hay thông lệ chung cho việc thực hiện theo dõi trực tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động liên tục của một đối tượng theo thẩm quyền đã được xác định. Theo đại từ điển tiếng Việt, thiết chế được giải nghĩa là một khái niệm được sử dụng để cải cách thể chế quản lí gắn liền với vai trò của các chủ thể
quản lý, chủ thể giám sát, kiểm soát hoạt động độc lập, còn “thể chế là tập hợp những luật lệ, qui tắc, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hoạt động của con người và của các tổ chức xã hội” (Nguyễn Như Ý, 1998). Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (2013), Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ giữa Quốc hội và thiết chế Kiểm toán Nhà nước, nhằm sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992, trong đó nâng cao vị thế của KTNN Việt Nam được hiến
định độc lập với Quốc hội và có thẩm quyền trong giám sát, kiểm soát hoạt động độc lập như Quốc hội nhưng lại được Quốc hội kiểm soát HĐKT của KTNN.
Tuyên bố Lima (1977), và Tuyên bố Mexico (2007), của INTOSAI nhấn mạnh vai trò của KTNN được nâng cao thì trong HĐKT phải độc lập và chỉ tuân theo luật,
đạo luật, pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Vai trò của các SAIs được thiết chế độc lập luôn phải đề ra chiến lược thực hiện, các
SAIs thường quan tâm đến KTHĐ liên tục và kiểm toán theo phân kỳ giai đoạn (từ
năm gốc (o) đến năm (o+n)) nhằm mục đích báo cáo ngắn, báo cáo nhanh, thông tin kịp thời đến chủ thể kiểm toán và người sử dụng thông tin. Thiết chế độc lập vai trò KTNN gắn với đẩy mạnh quyền lực công trong thực hiện KTHĐ có ý nghĩa đối với tổ
chức kiểm toán liên tục, lập báo cáo KTHĐ cũng là việc lập báo cáo theo tổ hợp báo cáo kiểm toán liên tục cũng được phát hành độc lập mà không theo hướng lồng ghép kết quả hay đan xen trong các báo cáo kiểm toán khác.
Khái niệm kiểm soátđược định nghĩa qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, trong Đại từđiển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin biên soạn thì kiểm soát là việc “kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định” hay “xem xét để
phát hiện, ngăn ngừa kịp thời việc làm sai trái với thỏa thuận, với quy định”. Theo nghiên cứu của Tác giả Victor Z.Brink và Herbert Wizt (1906), khái niệm kiểm soát được thể
hiện dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp và được thiết chế độc lập trong kiểm soát hoạt
động, giúp cho Quốc hội, Chính phủ kiểm soát toàn diện nền tài chính công. Xét trong phạm vi KTHĐ thì vai trò của KTNN kiểm soát gián tiếp các hoạt động QLTC công của chủ thể quản lý thông qua các công cụ kiểm soát để thực hiện phương thức tổ chức KTHĐ
qua mô hình Logic. Đối với hoạt động quản lý thì chủ thể quản lý lại là người kiểm soát trực tiếp các hoạt động của đối tượng kiểm soát hay khách thể kiểm soát. Đối với một chương trình, dự án đã đi vào hoạt động thì kiểm soát là quá trình tự kiểm tra, giám sát của chủ thểđiều hành trực tiếp các chương trình, dự án đó. Trong KTHĐ, chủ thể KTNN thường thiết lập một tổ hợp các tiêu chí hay công cụ kiểm soát, tiền kiểm soát và hậu kiểm soát nhằm nâng cao vai trò KTNN trong kiểm toán các chương trình, dự án.
Kiểm soát hoạt động có vai trò pháp chế giới hạn và thể hiện cao tính chuẩn mực hoạt động trong KTHĐ so với tính chất của kiểm tra và giám sát. Theo hướng nghiên cứu của Tác giả Victor Z.Brink và Herbert Wizt (1906), cho thấy: Uy lực của kiểm soát hoạt động có tính cảnh báo, báo động mà không thể bỏ qua vai trò, tác dụng của kiểm soát hoạt động đó (trong hệ thống kiểm soát nội bộ hiện đại); hạn chế về tính pháp chế
trong vai trò kiểm soát hoạt động là ở trạng thái tĩnh đối với vai trò KTNN, không thể
hiện tích chất trực tiếp xử lý, phán quyết hay trừng phạt. Tổ chức KTHĐ nâng cao vai trò KTNN trong kiểm soát hoạt động luôn có chuẩn mực hoạt động ở mức độ cao, tồn tại trong cả chủ thể kiểm soát và khách thể kiểm soát; kiểm soát hoạt động luôn thể hiện hai trạng thái là kiểm soát tĩnh và kiểm soát động. Trong HĐKT, kiểm soát tĩnh là việc chủ thể KTNN có vai trò kiểm soát ngầm định một đối tượng hay một hoạt động, một sự
việc nào đó mà kết quả của kiểm soát tĩnh chỉ phục vụ cho chủ thể kiểm soát nhằm giúp ích trong việc quản lý, điều hành, uốn nắn và chấn chỉnh sai phạm; kiểm soát động là
việc chủ thể KTNN có vai trò kiểm soát công khai minh bạch, bằng hành động cụ thể, trực tiếp tác động lên khách thể kiểm soát hay đối tượng kiểm soát nhằm can thiệp, cảnh báo, răn đe, giáo dục mang tính ý thức, nhận thức hơn là kiểm soát tĩnh.
Như vậy, vai trò KTNN được nâng cao thì tính pháp chế không giới hạn quyền lực trong kiểm soát tĩnh (ngầm định có mục đích theo dõi, kiểm tra, giám sát) có tác dụng đối với chủ thể kiểm soát hơn là khách thể kiểm soát, vai trò pháp chế trong kiểm soát động lại bị hạn chế; còn chuẩn mực hoạt động trong kiểm soát lại có tác dụng đối với cả chủ thể kiểm soát và khách thể kiểm soát, chuẩn mực hoạt động có tác dụng cao cả trong kiểm soát động và kiểm soát tĩnh nhưng uy lực của chuẩn mực hoạt động chủ
yếu thể hiện qua ý thức hơn là tính quy tắc, bắt buộc như trong chuẩn mực kiểm toán. Kiểm soát hoạt động có một vai trò dự báo trước, trong và sau hoạt động gắn với việc tổ chức KTHĐ thì vai trò kiểm soát hoạt động có thểđược chủ thể KTNN thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt chu kỳ năm (o) đến năm (o+1) như kiểm tra, giám sát hoạt động nhưng có khi lại được thực hiện ở một giai đoạn (năm o+n), một phạm vi nào
đó như trong hoạt động kiểm tra nhưng mang tính chất tổng thể, bao quát không thường xuyên, liên tục đểđánh giá và điều chỉnh hơn là kết quả về răn đe, giáo dục, đôn đốc như
trong giám sát và trong kiểm tra về kết quả soát xét, xác nhận, xác minh, đánh giá.
Tại các văn kiện Đại hội ASOSAI 14 nhấn mạnh để nâng cao vai trò KTNN của các SAIs phải được thiết chế mạnh về quyền lực công khi thực hiện kiểm soát hoạt động
độc lập, khách quan tại một thời điểm nhất định hoặc trong suốt tiến trình quản lý của một chủ thể. Văn kiện Đại hội cũng chỉ rõ việc nâng cao vai trò KTNN thì hoạt động phải
được thiết chế độc lập qua công tác kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp, đặc biệt trong tổ chức KTHĐ, tổ chức tiền, hiện và hậu kiểm. Hoạt động kiểm soát trực tiếp của KTNN trong KTHĐ chỉ thực hiện đột xuất, có kế hoạch và có thể lập báo cáo ngắn, báo cáo nhanh cho từng thời điểm hay báo cáo kiểm soát tổng thể; còn hoạt động kiểm soát gián tiếp của KTNN trong KTHĐ lại được thực hiện thường xuyên, liên tục qua các công cụ kiểm soát trong quản lý của đối tượng được kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán liên tục trong từng giai đoạn đầu vào, đầu ra và kết quả của mô hình Logic (ASOSAI, 2018).
Quản lý là khái niệm để chỉ rõ việc kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, giám đốc hành
động và hiệu chỉnh một đối tượng nhằm hướng vào một trật tự, khuôn khổ có hệ thống theo nguyên tắc và thông lệđã được thiết lập. Quản lý NSNN hay tài chính công thường có vai trò gắn với các chủ thể quản lý nhiều hơn so với chủ thể kiểm soát vì chủ thể quản lý lại là đối tượng của kiểm soát. Đối tượng quản lý với đối tượng kiểm soát hoạt động
được xem là tương đồng nhau trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong KTHĐ, chủ thể quản lý có vai trò trung gian giữa vai trò KTNN và đối tượng quản lý vì chủ thể quản lý luôn
phải hiện diện gắn với trọng trách và các hoạt động quản lý trực tiếp được đánh giá trong báo cáo KTHĐ với mục tiêu tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực công. Tác giả chỉ dẫn vai trò quản lý luôn ở trạng thái động và được thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động, vận động của hệ thống QLTC công. Vai trò quản lý rất đa dạng, tính chất hoạt động trong phạm vi rộng mà không cho phép bỏ qua bất kỳ một đối tượng
đặc thù được điều chỉnh hay một nội dung quản lý, cho dù vấn đề có trọng yếu hay không trọng yếu. Việc kết hợp giữa hai vai trò kiểm soát hoạt động và vai trò quản lý được gọi là kiểm soát quản lý và cho thấy vai trò KTNN trong tổ chức KTHĐ được nâng cao rõ rệt, thiết chế độc lập nhưng có khi lại thể hiện vai trò của chủ thể quản lý (Nguyễn Thị
Phương Hoa, 2012).
Thứ hai: Vai trò KTNN được thiết chếđộc lập gắn với hoạt động giám sát
Khái niệm giám sát cũng như kiểm tra đã được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều nghiên cứu ở mỗi giai đoạn khác nhau trong lĩnh vực quản lý kinh tế “giám sát là quá trình tập hợp thông tin có hệ thống dựa trên các chỉ tiêu cụ thểđể cung cấp cho người quản lý và các nhóm lợi ích về tiến triển một chương trình hay dự án”.
Cũng như nghiên cứu của Tác giả Victor Z.Brink và Herbert Wizt (1906), thì hoạt động giám sát rất đa dạng và phong phú theo dòng thời gian, tùy theo mức độ và quy mô mà giám sát hoạt động rất quan trọng đối với vai trò của Quốc Nghị viện, Tòa Thẩm kế, Cơ quan Tổng Kế toán, Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra, Cục Kiểm toán Liên bang, Uỷ ban Kiểm toán, Uỷ ban Kiểm toán và Kiểm soát,... Giúp cho các cơ quan KTNN này thực hiện vai trò của mình, báo cáo Quốc hội, Chính phủ về tình hình hoạt
động, QLTC, ngân quỹ quốc gia và đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn lực công. Khi tổ chức KTHĐ, chủ thể KTNN phải thiết lập được các tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả, hiệu lực, đánh giá hệ thống thông tin cơ bản, tổng hợp và xử lý thông tin, phân tích và công khai thông tin qua hoạt động giám sát.
Hoạt động giám sát cũng được chỉ dẫn tại Hiến pháp và đạo luật của các SAIs, giám sát hoạt động thường thuộc vai trò của các cơ quan như KTNN, Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra, Tòa án,... và thể hiện tính hơn trội, bao hàm trong Lập pháp, Hành pháp tùy theo vai trò, chức năng của cơ quan đó. Nâng cao vai trò KTNN trong giám sát hoạt động qua tổ chức KTHĐ phải được thiết chế độc lập quyền lực công, trong KTHĐ lĩnh vực công, giám sát hoạt động thể hiện uy lực nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả, hiệu lực của KTNN là chủ thể thực hiện KTHĐ lên đối tượng được kiểm toán nhằm giám sát độc lập các hoạt động đầu vào, đầu ra và kết quả quản lý và sử
dụng nguồn lực công để đánh giá kịp thời tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong cả giai
Theo nghiên cứu của Tác giả Alvin A.Asens và James K.Locbbecke (1998), thì
Giám sát cũng có một số vai trò như kiểm tra trong hệ thống giám sát nội bộ tùy theo mức độ, phạm vi và kết quả hoạt động giám sát ở chỗ: Tính pháp chế, phê phán, đánh giá, xác nhận, xử lý, kiến nghị, đề xuất. Tuy nhiên, giám sát hoạt động khác với kiểm tra trong trường hợp phạm vi rộng, quy mô hoạt động lớn thì thời gian thể hiện tính chất liên tục, thường xuyên, theo dõi có tính phòng ngừa rủi ro hơn là ngăn chặn rủi ro. Trong tổ chức KTHĐ, giám sát hoạt động thể hiện vai trò của KTNN như ý thức, chuẩn mực hoạt động có tính chất bắc cầu, gián tiếp hơn là trực tiếp như khái niệm kiểm tra giúp cho đối tượng được giám sát hoạt động luôn nhận thức, tuân thủ chấp hành hơn là sửa sai qua kiến nghị KTHĐ. Khái niệm kiểm soát, giám sát (kiểm sát) thể
hiện quyền lực công thuộc về vai trò KTNN mang tính bắc cầu qua một khái niệm trung gian thiết chếđộc lập. Khái niệm thiết chế đã được chỉ dẫn qua các tài liệu của các SAIs tại các Đại hội ASOSAI 14 và INTOSAI để chuẩn tắc vai trò kiểm soát, giám sát độc lập của chủ thể KTNN và nâng cao uy lực, quyền hạn trong HĐKT.
Thứ ba: Kiểm tra, tham vấn của Kiểm toán Nhà nước
Khái niệm kiểm tra, tham vấn trong HĐKT được áp dụng gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN trong vai trò chung của KTNN. Chức năng kiểm tra, tham vấn được thực hiện trực tiếp trong các hoạt động của KTNN và tác động mạnh mẽ
lên khách thể kiểm toán và đối tượng kiểm toán. Khái niệm kiểm tra, tham vấn thể hiện tính chất trực tiếp nên khái niệm này không gắn với khái niệm thiết chế trong vai trò của chủ thể mà các SAIs đã chỉ dẫn trong các tư liệu qua các kỳ Đại hội, vì tham vấn phải
được nghị sự công khai, không một cơ quan nào thực hiện độc lập (ASOSAI, 2018). Khái niệm kiểm tra đã được định nghĩa trong rất nhiều công trình nghiên cứu như “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, tùy theo từng hoàn cảnh, lĩnh vực hoạt động mà kiểm tra có nhiều vai trò khác nhau như: Kiểm tra chéo, kiểm tra toàn diện, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất,... hoạt động kiểm tra có tác dụng giúp cho việc giám sát các hoạt động thường xuyên, định kỳ thì hoạt động ấy cũng thể
hiện được vai trò giám sát. Khái niệm kiểm tra biểu hiện mối quan hệ giữa một chủ thể
và một khách thể có vai trò tương tác qua lại, mang nội hàm được hoặc bị kiểm tra tùy theo hoạt động có yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hay không cũng tùy vào mức độ
sai phạm. Trong KTHĐ, hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên ở khâu đầu vào, đầu ra và kết quả nhằm đánh giá kịp thời tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của chu trình luân chuyển nguồn lực công. Tính pháp chế của nhiệm vụkiểm tra thể hiện một quyền lực ở một mức độ tùy thuộc vào kết quả kiểm tra để xử lý hành vi hay răn đe, giáo dục giúp cho việc nhận thức đúng đắn ở một chuẩn mực nhất định thì hoạt động
của một đối tượng cũng được đánh giá ở một mức độ hiệu quả, hiệu lực nhất định (Nguyễn Văn Kim, 2001).
Theo Ăngghen: “mỗi hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người đều chứa
đựng trong đó những yếu tố của kiểm tra” và “đối với mỗi con người tự nhiên, mỗi cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra được xem như là phương thức hành động để thực hiện mục đích”. Chức năng kiểm tra gắn liền với mọi chủ thể khác nhau như chủ thể
kiểm tra, chủ thể quản lý,... Khái niệm giám sát hoạt động nhưđã định nghĩa trên có vai trò gắn với chủ thể quản lý hơn chủ thể kiểm tra; tuy nhiên, vai trò giám sát hoạt
động lại được thể hiện làm nâng cao vai trò của các cơ quan công quyền, cơ quan kiểm