Nhóm các giải pháp vận dụng kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 159 - 161)

1. Tính cấp thiết của đề tài

4.5.4 Nhóm các giải pháp vận dụng kiểm toán hoạt động trong kiểm toán các

chương trình, d án trng đim

Đẩy mạnh KTHĐ thực hiện theo quy định của Luật KTNN và mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

Th nht, tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị Số 735/CT-KTNN ngày 09/4/2018 của Tổng KTNN “về việc tăng cường ứng dụng dự án CNTT trong các hoạt động của KTNN nhất là trong KTHĐ”; “quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công” của Tổng KTNN tại Quyết định Số 1323/QĐ-KTNN ngày 01/6/2018.

Rà soát, đánh giá kết quả và nhân rộng thực hiện ứng dụng toàn ngành đối với các KTNN khu vực, các bộ phận chuyên trách được KTNN giao nhiệm vụ tiếp tục xây dựng khung kiến trúc CNTT chuẩn đến năm 2030, trong đó thích ứng một số phần mềm hỗ trợ

HĐKT trong năm 2020, thí điểm tổ chức KTHĐ các chuyên đề, giúp KTV thực hiện KTHĐ

có công cụ tương thích với hệ thống CNTT của đơn vị kiểm toán nhằm truy cập dữ liệu điện tử, thu thập thông tin định kỳ, liên tục, phục vụ xây dựng kế hoạch KTHĐ theo định hướng chiến lược. Theo đó, KTNN đẩy nhanh ban hành văn bản về Quy định truy cập, khai thác cơ

sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử tại các cấp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị có liên quan

Th hai, xây dựng kế hoạch KTHĐ các chương trình, dự án trọng điểm đã quyết toán hoàn thành, đưa công trình vào khai thác sử dụng, sinh lợi và quản lý thu, chi trong dài hạn theo hướng đánh giá tính hiệu lực (3Es), hiệu năng quản lý và vận dụng phương pháp kiểm toán liên kết; các cuộc kiểm toán chương trình, dự án thuộc chuyên đề kiểm toán riêng lẻ có tính đặc thù từng lĩnh vực nhưng chưa quyết toán hoàn thành, cần phối hợp chặt chẽ giữa KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực để

thực hiện KTHĐ toàn diện từ khâu đầu vào, đầu ra và kết quả.

Th ba, áp dụng triệt để ISSAIs 300, 3000, 3100 và 3200, KTNN cần ưu tiên cho các chương trình mục tiêu, dự án được chọn theo các chủđề mà dư luận xã hội quan tâm

để tổ chức các cuộc KTHĐđộc lập thực hiện theo kinh nghiệm quốc tế có sự yêu cầu trợ

giúp của chuyên gia nước ngoài khi cần thiết; gia tăng các cuộc KTHĐ chương trình, dự

án về môi trường gắn với việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế; phối hợp với một số SAIs thực hiện tốt các mục tiêu KTHĐ chung và tham gia chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo phương thức KTHĐ về môi trường.

Th tư, định hướng mục tiêu kế hoạch KTHĐ năm 2030 với các cuộc KTHĐ chương trình, dự án trọng điểm, hiệu quả, lược bỏ những cuộc kiểm toán chương trình, dự án thuộc kiểm toán chuyên đề trước đây thực hiện chưa hiệu quả, tổng kết, đánh giá làm rõ nguyên nhân. Tập trung vào những vấn đề luôn gây bức xúc đối với công chúng để tổ chức KTHĐ.

Ngoài các chương trình kiểm toán bảo vệ môi trường; kiểm toán áp dụng dự án công nghệ thông tin; kiểm toán tài chính, tài sản công tại Đại hội ASOSAI 14 đề ra. KTNN tăng cường thực hiện TCKT với phân kỳ kiểm toán liên tục đối với: Dịch vụ công, xã hội hóa; kiểm toán hoạt động chống chuyển giá; quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản; quản lý mỏ; quản lý và sử dụng đất đai, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên; quản lý và sử dụng vốn ODA; quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư, củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển; quản lý, quy hoạch đô thị, nhà ở xã hội; các chương trình khoa học công nghệ; các chương trình mục tiêu về hỗ trợ hộ nghèo và môi trường nước sạch vệ sinh nông thôn;... Đẩy mạnh việc ứng dụng kết hợp KTHĐ và kiểm toán tuân thủđảm bảo mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý và sử dụng nguồn lực công.

Th năm, thực hiện chủ trương “giảm số lượng, nâng cao chất lượng” của KTNN, các phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, KTNN: (1) Tiếp tục rà soát những chương trình, dự án trọng điểm thuộc chuyên đề kiểm toán không hiệu quả, giảm số lượng đơn vịđầu mối, chủđềđược lựa chọn kiểm toán để dành thời gian, trí lực, nhân lực, vật lực, nâng cao chất lượng KTHĐ chuyên sâu cho các chương trình, dự án khác; (2) Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, bố trí thời gian hợp lý và cập nhật kiến thức, kinh nghiệm quốc tế cho KTV tham gia KTHĐ các chương trình, dự án trọng điểm; tập trung đào tạo nghiệp vụ

KTHĐ phân theo lĩnh vực và triệu tập các KTV thực hiện cuộc KTHĐđược tham gia khóa học KTHĐ các chương trình từng cấp độđể chủđộng xây dựng đề cương, kế hoạch KTHĐ

theo phân công, phân nhiệm đểđảm bảo đề cương, kế hoạch KTHĐ các chương trình, dự

án trọng điểm được xây dựng phù hợp với khung chương trình và kinh nghiệm thực tiễn; (3) Triệt để nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong KTHĐ các chương trình, dự án trọng điểm sau khi chương trình CNTT được triển khai nhân rộng trong HĐKT tại các chuyên ngành và khu vực; (4) Đổi mới phương pháp lập kế hoạch KTHĐ các chương trình, dự án trọng điểm theo kinh nghiệm quốc tế; phát triển phương pháp tiếp cận KTHĐ

dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong cuộc kiểm toán; cụ thể hóa và xác định rõ vấn đề kiểm toán, cách thức xác định và đánh giá vấn đề KTHĐ; xác định cách thức thu thập bằng chứng KTHĐ, cách thức phân tích, đánh giá bằng chứng kiểm toán tại kế hoạch kiểm toán tổng quát; (5) Với yêu cầu đề ra của các SAIs trong khu vực, KTNN chỉđạo việc vận dụng hiệu quả loại hình kiểm toán liên tục các chương trình, dự án trọng

điểm được lựa chọn theo định hướng của các SAIs (chương trình, dự án có vòng đời kéo dài như: Môi trường, nợ công, công nghệ thông tin,...), nhằm đưa ra báo cáo nhanh, báo cáo liên tục, kịp thời thông tin, dữ liệu phục vụ lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc KTHĐ về

sau. Đồng thời là cơ sở dữ liệu lập báo cáo kết quả KTHĐ các chương trình, dự án trọng

điểm, tổ chức hội thảo giữa các SAIs để lấy ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)