Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 163 - 164)

1. Tính cấp thiết của đề tài

4.6.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

Để nâng cao vai trò KTNN, kiến nghị Nhà nước quan tâm những mặt sau: (1) Nhà nước cần điều chỉnh những quy định để nâng cao hơn nữa vị trí pháp lý, vai trò của KTNN tránh trùng lập, chồng lấn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra kinh tế. Nâng cao vai trò của KTNN với việc thiết chếđộc lập đã được hiến định thì Nhà nước cần bổ

sung rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra là chỉ thực hiện thanh tra chuyên sâu theo vụ việc, theo kết quả của kiểm toán khi có dấu hiệu tham nhũng, sai phạm nghiêm trọng cần xác minh làm rõ. Nhà nước cần quy định rõ thẩm quyền xử lý vi phạm trong kiểm toán nói chung, KTHĐ nói riêng nhằm tránh trường hợp các đơn vị, đối tượng dựa vào kiểm toán để hợp thức hóa những vụ việc đáng ra phải được thanh tra, xác minh làm rõ; (2) Nhà nước tiếp tục quan tâm, chỉđạo rà soát sửa đổi Luật KTNN năm 2015 để phù hợp với Luật NSNN năm 2015 và Luật thanh tra năm 2010, tập trung vào các vấn đề: Đối tượng kiểm toán, phạm vi kiểm toán; thời hạn kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán, nhất là đối với báo cáo KTHĐ; phạm vi thực hiện các mối quan hệ phối hợp, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức tránh trùng lập, chồng chéo nhiệm vụ trong hoạt động; nâng cao chế tài và tính pháp chế của Luật KTNN về xử lý vi phạm pháp luật trong HĐKT đối với các đơn vịđược kiểm toán, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan; (3) Quốc hội chỉđạo Chính phủ, Bộ ngành trong mối quan hệ phối hợp với KTNN trong hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản công và kiểm soát hoạt động QLTC, tài sản công. Quy định về nguyên tắc khai thác thông tin tài liệu mật, bí mật quốc gia đểđưa vào kế hoạch KTHĐ, phục vụ nhiệm vụ chính trị quốc gia và nguyên tắc công khai kết quả KTHĐ cho người sử dụng thông tin, công chúng và các SAIs thuộc các Cơ quan kiểm toán quốc tế; (4)Nhà nước luôn ưu tiên phân bổ kinh phí hoạt

hiện KTHĐ so với KTV các nước phát triển trong khu vực đểđảm bảo tính chuẩn mực, chính trực, chí công vô tư theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Nhà nước luôn quan tâm đến đầu tư, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở vật chất đảm bảo các hoạt động của KTNN được trang bị hiện đại so với các SAIs có truyền thống phát triển mạnh về KTHĐ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 163 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)