Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 164)

1. Tính cấp thiết của đề tài

4.6.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công

Các cơ quan, các cấp, các ngành thực hiện vai trò QLTC, tài sản công luôn giữ

mối quan hệ hợp tác tốt với KTNN để phối hợp kịp thời trong việc giải toả trách nhiệm của người đứng đầu, tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn trong điều hành, quản lý, đặc biệt những phát hiệu qua KTHĐ. Người đứng đầu các cơ quan quản lý luôn chỉ đạo công khai tài chính cho KTNN và thường niên thảo luận dự toán, thảo luận kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàng năm và nhiệm kỳ. Các cơ quan, các cấp, các ngành cần minh bạch trách nhiệm giải trình và trách nhiệm trong QLTC, tài sản công cho cơ quan KTNN cùng với Bộ Tài chính để giải tỏa trách nhiệm liên đới thuộc phạm vi, thẩm quyền. Các đơn vịđược kiểm toán, cơ quan, tổ chức có liên quan

đến HĐKT nâng cao ý thức hợp tác với KTNN trong việc cung cấp, khai thác dữ liệu

điện tử, số hóa, thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị và đẩy mạnh hợp tác công vụ về quyền hạn khiếu nại, khởi kiện trong HĐKT. Các cơ quan QLTC, tài sản công cần tuyên truyền mạnh hơn về nhận thức việc chấp hành các quy định của pháp luật KTNN nhằm hạn chế những sai sót trong thi hành khi hệ thống pháp luật Nhà nước chưa được hoàn thiện, thay thế. Nâng cao nhận thức về xử phạt hành chính vi phạm ảnh hưởng đến an ninh tài chính và thất thoát, lãng phí nguồn lực công theo luật

định mới do KTNN quy định. Tập huấn quy định của KTNN về xử lý vi phạm pháp luật KTNN trong thực hiện kiến nghị của KTNN và trong hợp tác công vụ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)