Giải pháp tăng cường kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 150 - 153)

1. Tính cấp thiết của đề tài

4.5 Giải pháp tăng cường kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà

4.5.1 Nhóm các gii pháp thc hin kim toán hot động nâng cao vai trò Kim toán Nhà nước

4.5.1.1 Thực hiện mục tiêu KTHĐ của KTNN

Chủ thể KTNN thực hiện các cuộc KTHĐ vận dụng Mô hình 2.1 (Bảng phân tích 3Es, Hình đồ) thiết lập hệ thống tiêu chí kiểm toán chuẩn cho các nguồn lực đầu vào, đầu ra và kết quả. Giai đoạn lập kế hoạch KTHĐ (Phần I), đoàn KTHĐ căn cứ vào các chỉ

tiêu nguồn lực đầu tư, dự toán công trình để thiết lập các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tính tiết kiệm làm cơ sở cho việc thực hiện phương thức tiền kiểm trong giai đoạn đầu thực hiện KTHĐ. Tại kế hoạch KTHĐ (Phần II) đoàn kiểm toán thiết lập các tiêu chí kiểm toán đầu ra cho các đối tượng đầu tư hình thành nên tài sản công để đánh giá tính

Mô hình lý thuyết KTHĐ ng dng, Thc nghim (1) KTHĐ nâng cao vai trò KTNN: Mô hình 2.1 và 2.2, giải pháp trung hạn và dài hạn (2) Quyền hạn, vị trí pháp lý của BMKT với việc tổ chức KTHĐ: Mô hình 2.3 và 2.4, giải pháp ngắn hạn và trung hạn

(3) Nâng cao vai trò KTNN trong QLTC, tài sản công qua KTHĐ: Mô hình 2.2 và 2.4, giải pháp trung, dài hạn (4) KTHĐ các chương trình, dự án trọng điểm: Mô hình 2.1 và 2.4, giải pháp ngắn hạn và trung hạn (5) Quan hệ giữa công chúng với KTNN qua KTHĐ: Mô hình 2.3 và 2.9, giải pháp ngắn hạn Định hướng, gii pháp

hiệu quả quản lý các nguồn lực đầu vào hình thành sản phẩm đầu ra có đảm bảo mục tiêu và đúng quy định của pháp luật hay thông lệ, chuẩn mực hoạt động đã được thiết lập. Kế

hoạch KTHĐ (Phần III) luôn được thiết lập trước bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu lực và hiệu năng quản lý dựa trên kết quả hoạt động và sản phẩm đầu ra chuyển tiếp sang giai

đoạn quản lý và sử dụng trong tương lai. Đây là cơ sởđể thực hiện kiểm toán, tham vấn quản lý giúp cho các cấp, các nhà quản lý hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông lệ hoạt

động và định hướng chiến lược trong trung hạn, dài hạn.

4.5.1.2 Thực hiện phương thức tổ chức tiền kiểm của KTNN

Chủ thể KTNN thực hiện các cuộc KTHĐ vận dụng Mô hình 2.1 kết hợp Mô hình 2.2 (Hình đồ) thiết lập một tổ hợp các công cụ, phương thức tổ chức tiền kiểm năm đầu tiên (o) thực hiện dự án dựa trên các tiêu chí đầu vào, tiền đầu vào làm cơ sở

tổ chức KTHĐ. Đoàn KTHĐ thành lập một bộ phận (kiểm soát) khảo sát kết quả hình thành nên quyết định đầu tư, dự toán và phê duyệt thiết kế khả thi, tiền khả thi cho chương trình, dự án đầu tư chuẩn bị đi vào hoạt động theo Mô hình 2.1 và 2.2. Tại khâu đầu vào được thực hiện kiểm soát các yếu tố về vốn, con người, năng lực, điều kiện, môi trường, pháp lý,... Trên cơ sở các thủ tục cơ bản và dữ liệu ban đầu của chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý có thẩm quyền và từ phía công chúng cung cấp, KTNN tiến hành bước kiểm soát nhanh, đánh giá rủi ro ban đầu, xác định mức trọng yếu KTHĐ có thể chấp nhận được và lập báo cáo nhanh giai đoạn tổ chức tiền kiểm (báo cáo tiền kiểm hay báo cáo liên tục tiền kiểm). Ngoài ra, KTNN tăng cường tổ

chức tiền kiểm, thực hiện vai trò của KTHĐ là giúp cho chủ thể KTNN kiểm soát, giám sát tác nghiệp quá trình đầu vào, tiền đầu vào của một chương trình, dự án đầu tư

phát triển mang lại hiệu quả cao nhất cho giai đoạn đầu hoạt động đầu tư và phân bổ

vốn. Bộ phận kiểm soát độc lập có thẩm quyền độc lập, ra quyết định giám sát tác nghiệp các hoạt động liên tục, xử lý các vấn đề sai phạm, kết quả được lưu trữ dưới dạng bằng chứng hình ảnh, video,...

Thực hiện phương thức tổ chức tiền KTHĐ, KTNN thường xuyên đánh giá tính kinh tế, tính tiết kiệm và khả thi của chương trình, dự án chuẩn bị quyết định đầu tư. Kết quả tiền KTHĐ là cơ sở, tiền đề để KTNN ra quyết định tham vấn những vấn đề, cây vấn đề liên quan đến việc ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hay không đối với người có thẩm quyền. Bước này yêu cầu KTNN phải thực hiện nhanh chương trình nghị sự, lấy ý kiến của các chuyên gia hoặc công chúng trong việc tác nghiệp cũng như các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước để ra quyết định phù hợp, các thông tin, kịch bản được xây dựng vào khung Mô hình 2.1 (Hình đồ).

4.5.1.3 Thực hiện phương thức tổ chức hiện kiểm của KTNN

Cũng như việc thực hiện phương thức tổ chức tiền kiểm vận dụng Mô hình 2.1 và 2.2 (Hình đồ), KTNN thiết lập một tổ hợp công cụ, phương pháp KTHĐ cho bước tác nghiệp kiểm soát, giám sát trong hoạt động. Tức là KTNN thành lập văn phòng hiện trường phối hợp với bộ phận kiểm soát độc lập, triệt để tổ chức KTHĐ (hiện kiểm) ngay tại giai đoạn năm tiếp theo của năm đầu tiên thực hiện dự án (năm o+n) tổ chức đấu thầu, xét chọn năng lực, thi công, cung cấp sản phẩm, vật tưđầu vào cho đến hình thành sản phẩm đầu ra. Đoàn, tổ KTHĐ dựa vào các kết quả tiền kiểm, tổ chức một lực lượng kiểm soát độc lập có kỹ năng, kinh nghiệm KTHĐ hiện trường, diễn biến thi công và kiểm soát tác nghiệp hoạt động giám sát của nhà thầu, của chủ đầu tư theo phương thức phân kỳ

từng quý trong năm (o+n/4) và từng tháng của năm (o+n/12) nhằm kiểm tra, giám sát thường niên, liên tục diễn biến thi công và hiện trường phản ánh kết quả tại Mô hình 2.2 (Hình đồ). Đối với các chương trình, chính sách đầu tư phát triển kinh tế, an sinh xã hội thì chủ thể thực hiện KTHĐ cần tiến hành phương pháp phỏng vấn, điều tra, thẩm vấn và tuyên truyền đến người dân về mục đích, vai trò của KTNN để giúp dân, giúp các cấp QLNN thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, CSPL của Nhà nước.

Giai đoạn này, đoàn, tổ KTHĐ có đầy đủ thông tin, dữ liệu trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động, tiến hành lập báo cáo nhanh (báo cáo liên tục hiện kiểm) nhằm

đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng trong quản lý. Chủ thể KTNN đưa vào kế

hoạch KTHĐ chiến lược theo hướng phân kỳ kiểm soát, đẩy mạnh việc TCKT liên tục, hàng năm, từng tháng, quý tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của chương trình, dự

án đó. Với thành quả thực hiện phân kỳ kiểm tra, kiểm soát việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản công, đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực sử dụng nguồn lực công đầu tư cho các chương trình, dự án đưa vào hoạt động, vận hành và khai thác; đoàn, tổ KTHĐ vẫn tăng cường việc hậu kiểm thường xuyên, định kỳ hàng năm nhằm kiểm soát, giám sát quá trình khai thác, vận hành đảm bảo mục tiêu hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng quản lý dài hạn cho những năm cuối cùng (o+n) kết thúc dự án và những năm trong tương lai.

4.5.1.4 Kết hợp kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động

KTNN chú trọng loại hình kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá việc chấp hành các chế độ, CSPL, quy trình, chuẩn mực và các quy chế hoạt động chuyên biệt từng ngành, từng lĩnh vực. Thực hiện kiểm toán tuân thủ để đánh giá một nội dung đơn lẻ

và kết hợp với KTHĐ để bổ trợ đánh giá quy trình, quy mô của một hoạt động trong phạm vi rộng, tính chất phức tạp, có nhiều rủi ro. Chủ thể thực hiện KTHĐ tăng cường KTHĐ được thực hiện qua kiểm tra, đánh giá về mức độ và quy mô hoạt động, hiệu lực, hiệu quả hoạt động xuyên suốt trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý.

KTNN thực hiện tốt định hướng phát triển kiểm toán hiệu quả tối đa đang là yêu cầu thiết yếu hàng đầu của ngành kiểm toán. Đểđạt được mục tiêu hàng đầu, việc triệt

để vận dụng KTHĐ hiệu quả trong kiểm toán các chương trình, chính sách, dự án đầu tư

phát triển không tách rời với kiểm toán tuân thủ; chủ thể thực hiện KTHĐđánh giá hiệu quả hoạt động luôn bám sát các nguyên tắc pháp lý nhất định, lấy cơ sở pháp luật làm gốc, được ràng buộc và có mối quan hệ nhân quả với các hoạt động khác; Khi thực hiện kiểm toán liên kết, chủ thể thực hiện KTHĐ phải dựa trên những hiện tượng, sự kiện bất thường của hệ thống kiểm soát nội bộ, các yếu tố đầu vào, đầu ra và môi trường xung quanh, môi trường quốc tế tác động khách quan lẫn chủ quan đến hoạt động của đơn vị. Từ đó, chủ thể thực hiện KTHĐ xác định tổng thể các quy luật mâu thuẫn và nguyên nhân, làm rõ những nhân tố bất lợi đến hoạt động hữu ích; tư vấn các giải pháp tốt nhất về khả năng mà đơn vị có thể tiếp tục duy trì phương pháp điều hành hiện hữu hay phải thay đổi phương thức quản lý đểđảm bảo rằng chi phí đầu tư thấp nhất, hiệu quả tối ưu. Việc này KTV cần vận dụng các Mô hình thuộc tính linh hoạt trong kết hợp kiểm toán tuân thủ và KTHĐđối với các chương trình, dự án có nhiều rủi ro.

4.5.2 Nhóm các gii pháp thc hin quyn hn và v trí pháp lý ca b máy kim toán vi vic t chc kim toán hot động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)