Nhóm các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý tài chính, tà

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 156 - 159)

1. Tính cấp thiết của đề tài

4.5.3 Nhóm các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý tài chính, tà

4.5.3.1 Vai trò giám sát độc lập trong hệ thống giám sát tài chính, tài sản công

Kết quả của mỗi một giai đoạn giám sát được báo cáo nhanh giúp cho KTNN có được thông tin hữu ích của cả quá trình hoạt động đầu tư và phát triển nhằm đưa ra nhận định, đánh giá kịp thời mục tiêu kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. Các giải pháp chính:

Th nht, giám sát thường xuyên hoạt động đầu vào của chu trình quản lý, giám sát tài chính, tài sản công (tiêu chí đầu vào): Chủ thể thực hiện KTHĐ vận dụng Mô hình 2.2 (Hình đồ) thành lập một bộ phận kiểm soát độc lập (theo nguyên tắc bốn mắt) có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục giai đoạn đầu (năm o) của hoạt

động đầu tư, xúc tiến đầu tư, vận chuyển và kiểm soát chất lượng đầu vào của quá trình

đầu tư, xây dựng và hình thành các chương trình, dự án, chính sách phát triển. Bộ phận kiểm soát độc lập được thành lập có thẩm quyền độc lập, được trang bị các công cụđo cường lực, soi kết cấu, ghi hình, quay phim, được thanh tra, xác minh đột xuất mà có thể

không cần thông báo trước cho các chủ thể quản lý, nhà cung ứng, nhà thầu,...

Th hai, giám sát thường xuyên quá trình diễn biến thi công hiện trường, hoạt động đấu thầu, tuyển chọn năng lực,... (tiêu chí đầu vào - đầu ra): Chủ thể thực hiện KTHĐ vận dụng Mô hình 2.2 (Hình đồ) thiết lập một văn phòng hoặc tổ hợp KTHĐ hiện trường, giám sát độc lập quá trình diễn biến từ khâu tổ chức xét chọn thầu, năng lực thi công hiệu quả đến khâu tổ chức triển khai hiện trường thi công, giám sát thi công các công trình, dự án, chương trình hay các chính sách được đầu tư trong dân chúng đến khâu

đầu ra của quá trình đầu tư. Thu thập hồ sơ kiểm soát nội nghiệp và ngoại nghiệp đối với diễn biến thi công, vận hành thử và đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm củng cố kiến nghị và tham vấn KTHĐ. Văn phòng hiện trường có chức năng phối hợp với bộ phận kiểm soát độc lập để thực hiện nghiệp vụ xác minh, theo dõi,...

Th ba, giám sát định kỳ các hoạt động quản lý, vận hành và khai thác sinh lợi của chương trình, dự án đi vào hoạt động (kết quảđầu ra): Chủ thể thực hiện KTHĐ

tiến hành giám sát độc lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá hiệu quả, hiệu lực; giám sát hoạt động quản lý vốn, tài chính, tài sản công để đánh giá tính hiệu quả

của việc đầu tư, khai thác và sử dụng nguồn lực công trong dài hạn. Chủ thể thực hiện KTHĐ có chức năng phối hợp với bộ phận kiểm soát độc lập, văn phòng hiện trường và chuyên gia kiểm định chất lượng quốc tế thu thập dữ liệu, xây dựng kế hoạch KTHĐ được lập lại cho kiểm toán định kỳ hàng năm hoặc quý để kiểm tra về mặt thu, chi tài chính, quyết toán ngân sách góp phần đánh giá hiệu quả, hiệu lực, hiệu năng của chương trình, dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, khai thác và quản lý.

4.5.3.2 Vai trò kiểm soát giúp cho Nhà nước hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính, tài sản công

Th nht, gia tăng quyền hạn kiểm soát tổng thể quá trình hoạt động đầu vào chuyển tiếp đầu ra (tiêu chí đầu vào): Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, xác minh của các bộ phận được thành lập, chủ thể thực hiện KTHĐ vận dụng Mô hình 2.2 (Hình đồ) trình KTNN thiết lập một mạng lưới kiểm soát tổng thể với đầy đủ nhân lực và vật lực có thể kết nối qua các vệ tinh, kênh thông tin và phối hợp với bên thứ ba

hoặc công chúng nhằm thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết bổ trợ cho việc đánh giá tổng quát và ngăn chặn những rủi ro mang lại không mong muốn từ giai đoạn ban đầu tổ chức KTHĐ năm (o). KTNN tiến hành lập báo cáo kiểm soát liên tục nhằm đưa ra những nhận định khách quan để chuẩn bị cho bước kiểm soát lập kỳ, liên tục theo phân kỳ kiểm soát tháng, quý của năm tiếp theo (o+n) kế hoạch chiến lược KTHĐ.

Th hai, đẩy mạnh quyền hạn kiểm soát tổng thể hoạt động diễn biến thi công trong trung hạn (tiêu chí đầu ra): Trong KTHĐ, chủ thể kiểm toán phối hợp với các cơ

quan kiểm toán quốc tế, kiểm định an ninh quốc gia và các nước trên thế giới, có thể

thực hiện thuê thời hạn và giám định chất lượng định kỳđối với các yếu tốđầu vào của dự án, chương trình khi đưa vào thi công, định kỳ chủ thể thực hiện KTHĐ phân quyền cho bộ phận kiểm soát độc lập tại văn phòng hiện trường sử dụng các công cụ như: Búa

đo cường lực, máy soi kết cấu, Camara,... để tác nghiệp với các chuyên gia. Công tác này phải vận dụng Mô hình 2.2 (Hình đồ) triệt để thực hiện phương thức phân kỳ kiểm soát từng quý của năm (o+n/4) và tháng của năm (o+n/12). Đối với các chương trình, chính sách an sinh xã hội chỉ cần thực hiện kiểm soát thực địa đến dân chúng và lấy mẫu phỏng vấn nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của chương trình. Bên cạnh đó, các đơn vị (chủ thể) được giao thực hiện cuộc KTHĐ cần thiết phải tuyên truyền mạnh về vai trò của KTNN trong mối quan hệ với công chúng, giúp tháo gỡ

những bất đồng trong dân chúng giữa các cấp chính quyền Nhà nước, nhà đầu tư và người hưởng lợi đầu tư. Tại bước này, KTNN cần lập báo cáo kiểm toán liên tục theo hướng kiểm soát nhanh phản ánh toàn diện, diễn biến hoạt động của các chương trình, dự án do nhà thầu, chủđầu tư và người quản lý chịu trách nhiệm thực hiện.

Th ba, thiết chế quyền lực kiểm soát toàn diện hoạt động quản lý của chủđầu tư, nhà quản lý (kết quảđầu ra): Chủ thể thực hiện KTHĐ vận dụng Mô hình 2.2 (Hình

đồ) thiết lập một hệ thống phần mềm công nghệ thu thập toàn bộ dữ liệu được kiểm tra, giám sát, kiểm soát quá trình hoạt động từ khâu đầu vào, đầu ra và những báo cáo của chủđầu tư, nhà quản lý; thông tin, dữ liệu được thu thập từ các bộ phận kiểm soát độc lập, văn phòng hiện trường và các chuyên gia quốc tế; tiến hành xử lý thông tin theo hướng lập báo cáo KTHĐ toàn diện từ các báo cáo kiểm toán liên tục, báo cáo nhanh nhằm đưa ra ý kiến kết luận vấn đề, cây vấn đề cho chương trình tham vấn và thực hiện cho kế hoạch chiến lược KTHĐ theo chu kỳ kế tiếp.

4.5.3.3 Tham vấn quản lý giúp cho Nhà nước hoàn thiện hệ thống QLTC, tài sản công

Quán triệt thực hiện tốt vai trò tham vấn dựa trên kết quả báo cáo KTHĐ, kiểm toán liên tục, báo cáo định kỳ mà KTNN đã lập tại các khâu của quá trình tác nghiệp giám sát, kiểm soát hoạt động. Thiết lập các đánh giá, kiến nghị kiểm toán dựa trên các tiêu chí

báo cáo kiểm toán liên tục, KTHĐ. Thực hiện tốt các phương pháp loại trừ rủi ro (Risk), phân loại rủi ro tại báo cáo kiểm toán liên tục, rủi ro KTHĐđược xác định ở cấp độ số

một là cao nhất cho đến cấp độ thứ tự giảm dần. Chủ thể thực hiện KTHĐ cần phân loại theo nhóm rủi ro và sai phạm trọng yếu đối với các vấn đề gây bất đồng và tranh cãi giữa nhà đầu tư, chủđầu tư, công chúng và nhà quản lý. Chủ thể thực hiện KTHĐ vận dụng Mô hình 2.2 và 2.4 (Hình đồ) tham luận phương án xử lý vấn đề xung đột, mâu thuẫn giữa CSPL Nhà nước và pháp luật hiện hành, phương án xử lý phải được lấy ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, từ các bộ phận kiểm soát độc lập, văn phòng hiện trường.

Sau khi đã hoàn thiện báo cáo KTHĐ và lấy ý kiến của các chuyên gia, chủ thể thực hiện KTHĐ ban hành văn bản mật về tham vấn hiệu chỉnh chính sách, phương thức quản lý, điều hành trình Tổng KTNN quyết định kèm theo báo cáo KTHĐ. Trước khi ra quyết

định tham vấn sửa đổi CSPL hiện hành, KTNN thực hiện bước nghị sự qua kênh, cổng thông tin KTNN với các đối tượng được kiểm toán, công chúng, doanh nghiệp và những tổ

chức, thành phần kinh tế có liên quan, những chuyên gia trong và ngoài tỉnh, ngoài nước

đều tham dự và thảo luận ý kiến về những vấn đề nghị sự cho kết luận tham vấn toàn ngành. Qua kết quả tham vấn, KTNN giúp cho Quốc hội, Chính phủ và công chúng có được thông tin để kiểm soát, giám sát việc thi hành pháp luật Nhà nước và là cơ sở cho việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luật, Hiến pháp của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Kiểm toán hoạt động nâng cao vai trò Kiểm toán nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản công ở Việt Nam (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)