Khái niệm về quản lý phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 25)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Khái niệm về quản lý phương tiện dạy học

Quản lý PTDH là một trong những nội dung của quản lý nhà trường. Quản lý PTDH là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản, tổ chức bổ sung có hiệu quả các PTDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

1.3. Lý luận về PTDH ở trường THPT

1.3.1. Bản chất, vai trò, chức năng và yêu cầu của PTDH ở trường THPT

1.3.1.1. Bản chất PTDH

Bản chất của PTDH thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

- PTDH phản ánh các đối tượng nghiên cứu, phản ánh quá trình dạy học và giáo dục; là công cụ trực quan hoá nhận thức.

- PTDH chứa đựng trong nó các di sản vật chất và phi vật chất của thế hệ trước.

- PTDH chứa đựng những thông tin và các đối tượng nhận thức. - PTDH là biểu trưng về văn hoá của một nền giáo dục.

- PTDH là phương tiện tái hiện kiến thức và phương pháp nghiên cứu của nhà khoa học.

- PTDH là phương tiện rút ngắn quá trình nhận thức.

- PTDH hàm chức nội dung và phương pháp dạy học, là một trong ba phạm trù (nội dung, phương pháp, phương tiện) tạo nên chất lượng của hoạt động giảng dạy và giáo dục.

1.3.1.2. Vai trò của PTDH

* Vai trò chung:

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì PTDH cũng ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Đặc biệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên, có những nội dung sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu phương tiện.

Nghiên cứu về vai trò của PTDH, người ta còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:

- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo các tỷ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ, 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn.

- Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn thấy được, 50% qua những gì nghe và nhìn thấy được; 80% qua những gì người ta nói được; 90% qua những gì vừa nói vừa làm được.

* Vai trò đối với GV:

- Hỗ trợ hiệu quả cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học, bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác.

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập cho một cách vững chắc.

- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, nâng cao hiệu quả dạy học. * Vai trò đối với người học:

- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi có quá trình lĩnh hội kiến thức cho người học.

- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền. - Giúp người học hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất; từ đó giúp quá trình nhận thức, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện phương pháp tư duy của người học đạt hiệu quả cao hơn. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.

1.3.1.3. Chức năng của PTDH

- Chức năng thông tin: PTDH chứa đựng thông tin về kiến thức cần truyền đạt, đó là vật mang thông tin và đó là cũng là công cụ trực quan hoá

thông tin, giúp người học nhận thức dễ dàng hơn nhớ lâu hơn. Đồng thời, PTDH cũng chứa đựng thông tin về phương pháp, giúp người dạy thể hiện được phương pháp truyền đạt, dạy học hiệu quả.

- Chức năng phản ánh: PTDH là thực hiện thực khách quan hoặc thực hiện mô tả hiện thực khách quan; vì vậy phản ánh được hiện tượng, các quá trình, quy luật vận động của hiện thực khách quan.

- Chức năng giáo dục: PTDH hỗ trợ quá trình giáo dục trở thành tự giáo dục, quá trình nhận thức thành tự nhận thức. Bản thân PTDH cũng hàm chứa tư duy của các nhà khoa học và hàm chứa quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại.

- Chức năng phục vụ: PTDH là công cụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

1.3.1.4. Yêu cầu của PTDH

- Tính khoa học sư phạm:

+ PTDH phải đảm bảo học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với yêu cầu của chương trình dạy học, giúp cho GV truyền đạt một cách thuận lợi cho HS các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.

+ Nội dung và cấu tạo của PTDH phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.

+ PTDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của HS.

+ Các PTDH tập hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi chiếc trong bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng.

+ PTDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và hình thức dạy học tiên tiến.

- Tính nhân trắc học:

+ PTDH dùng để biểu diễn trước HS phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các PTDH dùng cho cá nhân HS không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học.

+ PTDH phải phù hợp với tâm, sinh lý HS.

+ Màu sắc cũng có tác dụng thông tin. Màu sơn phải sáng sủa, hài hòa và giống như màu sắc của vật thật.

+ PTDH phải đảm bảo tất cả các yêu cầu của kỹ thuật an toàn và khi sử dụng không được gây độc hại cho thầy và trò.

- Tính thẩm mỹ:

+ PTDH phải đảm bảo tính thẩm mỹ và tỷ lệ cân xứng hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật.

+ PTDH phải làm cho thầy giáo thích thú khi sử dụng, kích thích tính yêu nghề tạo cho HS nâng cao sự cảm thụ chân, thiện, mỹ.

- Tính khoa học kỹ thuật:

+ Chất lượng vật liệu dùng để chế tạo PTDH phải đảm bảo tuổi thọ và độ vững chắc.

+ PTDH phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể.

+ PTDH phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản. - Tính kinh tế:

+ Nội dung và đặc tính kết cấu của PTDH phải sao cho số lượng ít, chi phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhất.

+ PTDH đảm bảo phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản ít nhất.

1.3.2. Nguyên tắc sử dụng PTDH

1.3.2.1. Đảm bảo an toàn

thiết bị dạy học được sử dụng an toàn với các giác quan của học sinh, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Do vậy, trong quá trình sử dụng, GV cần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn cho thính giác,…

1.3.2.2. Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: Đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “đúng lúc”:

Sử dụng đúng lúc PTDH là việc trình bày phương tiện đúng lúc cần thiết, lúc HS cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỹ năng trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất.

Việc sử dụng PTDH đạt hiệu quả cao nếu được GV đưa đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến. Cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một thiết bị học cũng như biến lớp học thành một phòng trưng bày.

- Nguyên tắc sử dụng PTDH “đúng chỗ”:

Sử dụng PTDH đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp hợp lý nhất, giúp cho HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.

Các phương tiện phải được giới thiệu về những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho GV và HS trong và ngoài giời học. Đồng thời phải bố trí sao cho không làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập lớp khác.

Phải bố trí PTDH tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tư tưởng của HS tiếp tục nghe giảng.

- Nguyên tắc sử dụng PTDH “đủ cường độ”:

Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn hoặc lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Theo số liệu của các nhà sinh lý học, nếu như một hoạt động tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ

giảm sút rất nhanh.

1.3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống

Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học: Sử dụng kết hợp nhiều loại PTDH một cách có hệ thống, đồng bộ trọn vẹn: các PTDH không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học.

1.3.2.4. Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm

Tính khoa học là mức độ chuẩn xác trong phản ánh hiện thực. Tính sư phạm biểu hiện ở sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng,…

1.3.2.5. Tính kinh tế

Tính kinh tế biểu hiện ở tiêu chí giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo. Hiệu quả đầu tư PTDH thể hiện ở tỷ lệ giữa hiệu quả sư phạm và giá thành thiết bị. Công thức dưới đây thể hiện sự đánh giá chung về hiệu quả (tính kinh tế) đầu tư [27]:

Hiệu quả sư phạm

Hiệu quả đầu tư =

Giá thành thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục thường cho hai mục đích: Một là chứng minh, hai là thực hành; nếu thiết bị giáo dục chứng minh được sử dụng vào mục đích tìm ra kiến thức mới thì hoạt động thực hành như là phương thức hiệu quả trong việc củng cố kiến thức và kèn luyện kỹ năng cho HS.

Nếu chọn mục tiêu là nguyên lý khoa học, hay mô tả định tính, không cần vận hành thì thiết bị giáo dục chỉ cần thiết kế đơn giản, có thể dùng những vật liệu như bìa, giấy, chi tiết máy hỏng, chai không… cũng đem lại lợi ích lớn về mặt sư phạm, khoa học và kinh tế, ưu điểm của con đường này là

những vật liệu có sẵn tại chỗ.

Như vậy, thiết bị giáo dục có thể đơn giản hay hiện đại qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ, sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương ứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những thiết bị giáo dục đắt tiền.

1.3.3. Phân loại PTDH

PTDH gồm hai phần: Phần cứng (hardware) và phần mềm (software). Phần cứng là cơ sở thực hiện các nguyên lý thiết kế để phát triển các loại thiết bị cơ, điện, điện tử,… theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện chiếu, radio, cassette, TV, computer được gọi là phần cứng. Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Phần cứng đã cơ giới hóa, điện tử hóa quá trình dạy học, do đó thầy giáo có thể dạy cho nhiều HS, truyền đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà tiêu hao sức lực ít hơn. Phần mềm sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng cho HS một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng xử cho học sinh. Chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa… được gọi là phần mềm. Phần mềm được đặc trưng bởi sự phân tích, mô tả chính xác đối tượng, sự lựa chọn mục tiêu, sự củng cố và đánh giá kiến thức.

Sự phân loại trên mang tính chất tổng quát. Đi sâu vào các loại PTDH, các nhà giáo dục trên thế giới có nhiều cách phân loại. Một cách tổng quát, có thể chia PTDH ra làm hai nhóm:

- Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học.

- Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học.

Có nhiều cách phân loại các phương tiện dùng trực tiếp để dạy học tùy theo tính chất, cấu tạo,…

* Phân loại theo tính chất:

Các PTDH được chia thành hai nhóm: Nhóm truyền tin và nhóm mang tin.

- Nhóm truyền tin: Là nhóm cung cấp cho các giác quan của HS nguồn tin dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc.

- Nhóm mang tin: Là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng tin nhất định. Những tin này được bố trí trên các vật liệu khác nhau và dưới dạng riêng biệt.

- Những phương tiện truyền tin gồm: Máy chiếu phản xạ, máy chiếu qua đầu, máy chiếu slide, máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu thanh, máy thu hình, máy dạy học, computer, các phương tiện ghi chép, camera, máy truyền ảnh và phòng dạy tiếng.

- Những phương tiện mang tin gồm: Các tài liệu in là những phương tiện mang tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên được thể hiện dưới dạng viết, vẽ gồm có: những tài liệu chép tay, vở viết in và vẽ, sổ tay tra cứu, các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa, sách chuyên môn, sách bài tập, chương trình môn học; Những phương tiện mang tin thính giác là các phương tiện mang tin dưới dạng tiếng gồm có: đĩa âm thanh, băng âm thanh, chương trình phát thanh; Những phương tiện mang tin thị giác là các phương tiện mang tin được trình bày và bảo lưu tin dưới dạng hình ảnh, gồm có: tranh tường, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh đen trắng và màu, phim dương bản, slide, phim câm, phim vòng; Những phương tiện mang tin nghe nhìn là nhóm hỗn hợp, mang tin dưới dạng cả tiếng lẫn hình. Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có: phim có tiếng, slide có băng âm thanh kèm theo, buổi truyền hình, buổi ghi hình, video; Những phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm và tập dược. Thuộc loại này gồm có: các nguyên vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập), mô hình (tỉnh và động), tranh lắp

hoặc dán, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, các máy luyện tập, các phương tiện sản xuất.

* Phân loại theo cấu tạo:

Các PTDH được chia thành hai nhóm:

- Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học: Các loại bảng viết, các giá di động và cố định để trao hoặc đặt các phương tiện biểu diễn, thiết bị thay đổi cường độ ánh sáng trong lớp… nhằm giúp cho thầy giáo sử dụng các PTDH được dễ dàng, hiệu quả và không làm gián đoạn quá trình giảng dạy của thầy giáo.

- Phương tiện ghi chép: Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị bài giảng, lưu trữ số liệu và kiểm tra kết quả học tập của học sinh được nhanh chóng và dễ dàng. Ngày nay, computer đã được sử dụng nhiều trong các trường học được coi như một phương tiện đa năng vừa có thể dùng để trực tiếp dạy học vừa có thể dùng cho việc kiểm tra, lưu trữ tài liệu và chuẩn bị bài giảng.

1.4. Lý luận về quản lý phương tiện dạy học ở trường THPT 1.4.1. Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một hoạt động quản lý chuyên biệt, cơ bản mà thông qua chủ thể quản lý tác động điều hành ở mọi cấp. Quản lý có các chức năng cơ bản: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

* Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)