Nhóm biện pháp về nâng cao hiệu quả việc sử dụng PTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 89 - 97)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Nhóm biện pháp về nâng cao hiệu quả việc sử dụng PTDH

3.2.3.1. Mục đích

Hiện nay PTDH vừa thiếu đồng bộ vừa lạc hậu. Ngân sách hàng năm được cấp không đáp ứng yêu cầu về mua sắm, trang bị PTDH nhằm đổi mới PPDH. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy hiệu quả sử dụng PTDH chưa cao, bởi vì, vẫn còn một bộ phận GV và HS nhận thức trong việc sử dụng PTDH còn hạn chế, ý thức sử dụng PTDH trong các giờ lên lớp chưa được thường xuyên, phương pháp và kỹ năng sử dụng PTDH còn nhiều lung túng. Vì vậy, nếu quản lý sử dụng PTDH có hiệu quả thì góp phần giải quyết những khó khăn về công tác PTDH.

3.2.3.2. Các biện pháp

* Biện pháp thứ nhất: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch sử dụng PTDH hiệu quả. - Nhà trường cần chỉ đạo các tổ chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch sử dụng PTDH một cách đầy đủ, cụ thể. Bởi vì trong thực tế hiện nay, nếu không có kế hoạch chỉ đạo một cách thống nhất và xuyên suốt trong năm học thì GV rất ngại sử dụng thiết bị do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng PTDH thì có mà GV vẫn “dạy chay”, hoặc chỉ sử dụng khi có dự giờ, thao giảng. Muốn sử dụng PTDH có hiệu quả, tổ chuyên môn phải thống kê

và biết được danh mục, chủng loại PTDH hiện có của nhà trường để xây dựng quy định về cơ chế phối hợp quản lý, khai thác sử dụng giữa các nhóm chuyên môn, phổ biến, thông báo cho tất cả GV biết để lập kế hoạch sử dụng.

- Chỉ đạo nâng cao sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường học, tập trung những bài thực hành, thí nghiệm và những bài khó sử dụng PTDH. Tổ chức xây dựng các chuyên đề sử dụng hiệu quả PTDH ở nhiều bài, môn, lớp theo chương trình giảng dạy.

- Cần lưu ý khâu lựa chọn PTDH, bởi không phải PTDH nào cũng sử dụng đem lại hiệu quả. Để GV có kỹ năng lựa chọn và sử dụng PTDH cần mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật và nghiệp vụ sử dụng PTDH trong dạy học các môn học ở các trường THPT.

- Tuyệt đối tránh tình trạng có PTDH nhưng không sử dụng, hoặc phân thời khóa biểu tập trung vào một thời điểm dẫn đến nhiều GV đăng ký mượn cùng một lúc. Việc quản lý mượn, trả PTDH phải kết thúc trong buổi dạy, tránh để lâu gây thất lạc hoặc hư hỏng.

- Đầu tư mua sắm tài liệu, giới thiệu các nguồn thông tin và các địa chỉ trên mạng Internet về hướng dẫn sử dụng PTDH để GV tự nghiên cứu.

- Nhà trường cần qui định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng thành viên trong bộ máy quản lý PTDH, cụ thể:

+ Hiệu trưởng chỉ đạo việc trang bị, mua sắm PTDH, tìm nguồn kinh phí bổ sung cho ngân sách dùng cho hoạt động này. Đồng thời quản lý việc sử dụng PTDH của GV bằng nhiều hình thức, như triển khai văn bản mang tính cập nhật, các tài liệu có liên quan đến cách sử dụng, bảo quản PTDH đến tận GV.

+ Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản các PTDH theo nội dung chương trình môn học. Đôn đốc việc theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng PTDH của các GV trong tổ chuyên môn.

+ GV có trách nhiệm khai thác, sử dụng có hiệu quả các PTDH mà nhà trường hiện có và đề xuất khi có nhu cầu trang bị.

+ Cán bộ phụ tránh PTDH theo dõi việc cập nhật PTDH, giúp GV chuẩn bị PTDH, sắp xếp, bảo dưỡng, bổ sung, sửa chữa các PTDH, tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng PTDH của GV trong tuần, trong tháng. Hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý hành chính PTDH. Xây dựng nội qui phòng thiết bị, phòng học bộ môn, xác định được yêu cầu về quản lý, sử dụng, trách nhiệm của cán bộ phụ trách; quy trình mượn, trả, kiểm tra, đánh giá, báo cáo, trách nhiệm của người sử dụng. Tổ chức giữ gìn, bảo quản, sắp xếp các trang thiết bị, phương tiện dạy học đồng thời nắm được qui chế về PTDH trong trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Biện pháp thứ hai: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo sử dụng PTDH.

- Tổ chức thực hiện các phong trào dự giờ, thăm lớp, thao giảng, thi làm đồ dùng dạy học theo kế hoạch đã định, tiến hành sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần chú ý đến việc đánh giá tình hình sử dụng, hiểu biết số lượng PTDH hiện có trong nhà trường, từ đó có kế hoạch sử dụng hoặc làm thêm đồ dùng dạy học, rút kinh nghiệm những tiết dạy, chú ý đến kỹ năng sử dụng PTDH sao cho có hiệu quả. Cần đưa yêu cầu sử dụng PTDH thành một trong những nội dung cơ bản để đánh giá kết quả giờ dạy của GV. Điều đó làm cho mọi GV trong nhà trường thấy rằng việc sử dụng PTDH là một yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức cho đội ngũ GV tiếp cận với các PTDH hiện đại như sử dụng thành thạo máy tính và máy Projector, máy chiếu phi vật thể, kính hiển vi điện tử, soạn giáo án bằng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin,…

Thông báo kịp thời các PTDH mới được bổ sung để GV có thể tiếp cận đưa vào giảng dạy, phát huy hiệu quả sử dụng các PTDH trong nhà trường.

- Tạo điều kiện cho GV được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các PTDH.

- Ngoài ra, cần tổ chức hội thảo các chuyên đề có liên quan đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy nhằm giúp cho GV vừa tiếp thu cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Tổ chức thường xuyên phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, cũng như hội thảo hoặc sinh hoạt theo cụm liên trường các tổ chuyên môn để giới thiệu, trình bày các bài giảng minh họa có sử dụng PTDH. Từ đó, phát động thế mạnh của phong trào thi đua sử dụng PTDH trong đổi mới nội dung, PPDH theo hướng hiện đại; khai thác sử dụng hết tính năng công suất của các nguồn thiết bị hiện có. Đây là công việc khó, song không thể buông lỏng nên hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo công tác này từ đầu năm học, huy động GV có năng lực tham gia làm nòng cốt, hướng dẫn GV cách viết tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm, phổ biến những kinh nghiệm tốt, có chế độ khuyến khích những GV làm tốt công tác này, chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng cho đội ngũ tổ trưởng có năng lực làm việc sáng tạo và đi sâu tổ chức tốt công tác bồi dưỡng các thành viên trong tổ; lựa chọn một số GV có năng lực hoặc tâm huyết soạn bài trên tinh thần đổi mới PPDH, sử dụng triệt để các PTDH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

- Tổ chức sưu tầm, biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng PTDH hiện có trong nhà trường để CB, GV và HS có điều kiện tham khảo, nghiên cứu và thực hiện.

* Biện pháp thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng PTDH.

- Nhà trường phải thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng các PTDH của GV như: kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch làm và sử dụng PTDH; kỹ năng, phương pháp và sự phối hợp kịp thời đồng bộ các loại PTDH trong các giờ dạy, cán bộ phụ trách PTDH, …

- Kiểm tra, đánh giá về phương pháp, kỹ năng và hiệu quả sử dụng PTDH của GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, minh họa đề tài, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng PTDH và nâng cao chất lượng phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

- Nhà trường cần tổ chức thường xuyên công tác nhận xét và đánh giá việc sử dụng PTDH của GV, đưa hoạt động này vào nền nếp, đặc biệt vào cuối học kỳ, tổng kết năm học. Đây là cơ sở để đánh giá thi đua và xếp loại GV. Trong quá trình đánh giá cần chú ý các tiêu chí như: tần suất sử dụng, mức độ và thái độ sử dụng, tính thành thạo sử dụng, tính kinh tế của sử dụng PTDH, việc phục vụ đổi mới PPDH của PTDH.

- Nhà trường cần tăng cường kiểm tra sự phối hợp của các tổ chuyên môn và các cá nhân trong việc sử dụng PTDH; tăng cường thăm lớp, dự giờ và kịp thời nhắc nhở, phê bình, chấn chỉnh, xử lý CB, GV trong việc quản lý và sử dụng PTDH.

- Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập theo hướng tích cực học tập, khả năng vận dụng tri thức của HS thông qua các kỹ năng sử dụng PTDH.

- Để thực hiện tốt biện pháp này, hiệu trưởng cần theo dõi, đánh giá cụ thể việc sử dụng PTDH của các tổ chuyên môn và GV từng tháng, cuối mỗi học kỳ và năm học, lấy đó làm căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua.

- Kiểm tra quá trình khai thác, sử dụng PTDH của GV để đánh giá việc sử dụng có hiệu quả hay không, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch nội qui, quy định đề ra hay không. Kiểm tra, đánh giá về phương pháp, kỹ năng và hiệu quả sử dụng PTDH của GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, minh

họa đề tài, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng PTDH và nâng cao chất lượng phong trào tự làm đồ dùng dạy học.

- Chỉ ra những hạn chế và các giải pháp điều chỉnh, khắc phục, giúp cho GV sử dụng, khai thác PTDH hiệu quả hơn. Cũng thông qua đó, tạo lập mối quan hệ thông tin ngược trong quá trình quản lý PTDH.

* Biện pháp thứ tư: Xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho cán bộ, GV và HS trong việc sử dụng PTDH.

- Chỉ đạo cho cán bộ thiết bị thống kê, phân loại toàn bộ các PTDH hiện có theo từng môn, khối lớp và niêm yết danh mục PTDH cho tất cả GV biết để lập kế hoạch sử dụng. Trang bị đầy đủ các tài liệu hướng dẫn cách sử dụng để GV nghiên cứu kỹ nội dung, phương pháp, kĩ năng sử dụng các PTDH một cách tốt nhất.

- Tổ chức sắp xếp các PTDH trong phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm một cách khoa học để GV và HS thuận tiện khi sử dụng.

- Hoàn thiện hệ thống điện, nước, đủ ánh sáng cho phòng học bộ môn, phòng thực hành - thí nghiệm để cho hoạt động dạy và học của GV và HS được tiến hành thuận lợi.

3.2.4. Nhóm biện pháp về tăng cường bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH

3.2.4.1. Mục đích

Song song với công tác quản lý trang bị, sử dụng PTDH thì công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTDH không kém phần quan trọng. Nếu PTDH được bảo quản, bảo dưỡng đúng định kỳ, đúng kỹ thuật; sửa chữa kịp thời thì tuổi thọ PTDH tăng lên; có kế hoạch sử dụng PTDH sẽ giúp cho các loại PTDH ít bị hư hỏng, chống được thất thoát, mất mát xảy ra trong quá trình sử dụng.

3.2.4.2. Các biện pháp

* Biện pháp thứ nhất: Nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn, bảo quản PTDH cho cán bộ, GV và HS.

- Hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV và HS về vấn đề ý thức, trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng PTDH; tạo điều kiện giúp đỡ họ nắm vững lý thuyết và thực hành thành thạo các thao tác sử dụng PTDH; giúp họ hiểu rõ đặc tính, nắm vững cơ chế vận hành, bảo hành của các loại PTDH.

- Niêm yết công khai các quy định của phòng học bộ môn, thư viện; yêu cầu các thành viên trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định này.

- Xây dựng các quy định liên quan đến sử dụng và quản lý PTDH một cách chặt chẽ, chi tiết để tránh tình trạng khi xảy ra sự cố không có ai chịu trách nhiệm hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho NVPTPTDH tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo quản tài sản, thiết bị, từ đó triển khai, hướng dẫn cho người sử dụng để tránh thiết bị hư hỏng, cũng như nâng cao tuổi thọ của PTDH.

- Mọi thành viên trong nhà trường cần nghiên cứu kỹ và thực hiện nghiêm túc mọi quy định sử dụng PTDH, ở phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, nhằm phát huy được hiệu quả sử dụng của các PTDH, từ đó có ý thức tốt trong việc bảo quản các loại PTDH.

* Biện pháp thứ hai: Tăng cường trang bị thiết bị kỹ thuật bảo quản PTDH.

- Điều kiện CSVC và điều kiện phương tiện bảo quản tốt thì việc bảo quản, bảo dưỡng PTDH mới được đảm bảo. Các điều kiện và thiết bị bảo quản, bảo dưỡng đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới phát huy tác dụng của PTDH; CSVC không đầy đủ chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc bảo quản, bảo dưỡng PTDH trong các nhà trường.

- Có kế hoạch xây dựng CSVC nhà trường, đầy đủ các phòng chức năng, phòng học bộ môn, các phòng chuyên dùng khác và trang bị các

phương tiện đảm bảo như: máy điều hòa, máy hút bụi, máy sấy, bàn, ghế, tủ, kệ, bình chữa cháy, máy hút khí độc, dụng cụ phòng chống mối mọt,… là những điều kiện cần thiết để bảo dưỡng, bảo quản tốt PTDH.

- Cần sắp xếp các PTDH tách rời theo từng môn học, ngăn nắp, trật tự, khoa học phù hợp với yêu cầu bảo quản và tổ chức sử dụng PTDH. Bố trí các bàn ghế, tủ kệ, giá đựng dụng cụ,... để có thể dễ dàng trong việc quan sát, tìm kiếm; nghiên cứu giá treo tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ làm sao ít chiếm diện tích mà vẫn tiện lợi cho người sử dụng khi cần.

* Biện pháp thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng PTDH.

- Trong quá trình quản lý PTDH cùng với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng, hiệu trưởng các trường cần tăng cường kiểm tra đánh giá ý thức trách nhiệm và việc giữ gìn, bảo dưỡng PTDH của các thành viên trong nhà trường.

- Hiệu trưởng cần thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, đánh giá việc sử dụng PTDH của nhà trường, tổ chuyên môn và GV bao gồm:

+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của CB, GV và NV trong việc khai thác sử dụng PTDH.

+ Kiểm tra, đánh giá nề nếp, kỹ năng, phương pháp và hiệu quả sử dụng PTDH trên cở sở đánh giá của tổ chuyên môn, CB, NVPTPTDH, phòng học bộ môn kết hợp với việc thao giảng, dự giờ, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm.

- Qua kiểm tra thường xuyên hay đột xuất, người quản lý sẽ nắm chắc được tình hình các thiết bị hiện có về tất cả thông tin cần biết như số lượng, chất lượng, mức độ hư hỏng, mất mát của các loại PTDH, từ đó xác định được nguyên nhân để nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp HS và GV cố tình làm hư hỏng PTDH đồng thời có kế hoạch sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)