Nguyên tắc sử dụng PTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nguyên tắc sử dụng PTDH

1.3.2.1. Đảm bảo an toàn

thiết bị dạy học được sử dụng an toàn với các giác quan của học sinh, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Do vậy, trong quá trình sử dụng, GV cần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn cho thính giác,…

1.3.2.2. Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: Đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “đúng lúc”:

Sử dụng đúng lúc PTDH là việc trình bày phương tiện đúng lúc cần thiết, lúc HS cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỹ năng trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất.

Việc sử dụng PTDH đạt hiệu quả cao nếu được GV đưa đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến. Cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một thiết bị học cũng như biến lớp học thành một phòng trưng bày.

- Nguyên tắc sử dụng PTDH “đúng chỗ”:

Sử dụng PTDH đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp hợp lý nhất, giúp cho HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.

Các phương tiện phải được giới thiệu về những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho GV và HS trong và ngoài giời học. Đồng thời phải bố trí sao cho không làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập lớp khác.

Phải bố trí PTDH tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tư tưởng của HS tiếp tục nghe giảng.

- Nguyên tắc sử dụng PTDH “đủ cường độ”:

Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn hoặc lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Theo số liệu của các nhà sinh lý học, nếu như một hoạt động tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ

giảm sút rất nhanh.

1.3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống

Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học: Sử dụng kết hợp nhiều loại PTDH một cách có hệ thống, đồng bộ trọn vẹn: các PTDH không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học.

1.3.2.4. Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm

Tính khoa học là mức độ chuẩn xác trong phản ánh hiện thực. Tính sư phạm biểu hiện ở sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng,…

1.3.2.5. Tính kinh tế

Tính kinh tế biểu hiện ở tiêu chí giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo. Hiệu quả đầu tư PTDH thể hiện ở tỷ lệ giữa hiệu quả sư phạm và giá thành thiết bị. Công thức dưới đây thể hiện sự đánh giá chung về hiệu quả (tính kinh tế) đầu tư [27]:

Hiệu quả sư phạm

Hiệu quả đầu tư =

Giá thành thiết bị giáo dục

Thiết bị giáo dục thường cho hai mục đích: Một là chứng minh, hai là thực hành; nếu thiết bị giáo dục chứng minh được sử dụng vào mục đích tìm ra kiến thức mới thì hoạt động thực hành như là phương thức hiệu quả trong việc củng cố kiến thức và kèn luyện kỹ năng cho HS.

Nếu chọn mục tiêu là nguyên lý khoa học, hay mô tả định tính, không cần vận hành thì thiết bị giáo dục chỉ cần thiết kế đơn giản, có thể dùng những vật liệu như bìa, giấy, chi tiết máy hỏng, chai không… cũng đem lại lợi ích lớn về mặt sư phạm, khoa học và kinh tế, ưu điểm của con đường này là

những vật liệu có sẵn tại chỗ.

Như vậy, thiết bị giáo dục có thể đơn giản hay hiện đại qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ, sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương ứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những thiết bị giáo dục đắt tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)