Thực trạng quản lý việc sử dụng PTD Hở các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 68 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng PTD Hở các trường THPT

2.5.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch việc quản lý sử dụng PTDH ở các trường THPT

Do nhận thức đúng về tầm quan trọng của PTDH, ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo các bộ phận chức năng, tổ khối chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH phục vụ cho các hoạt động dạy và học, thông qua hội đồng sư phạm nhà trường để thống nhất thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do số lượng PTDH chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của GV, đôi lúc kế hoạch đề ra còn bị động và mang tính hình thức. Chúng tôi khảo sát, lấy ý kiến của 32 CBQL, 09 NVPTPTDH và 270 GV được thể hiện ở bảng 2.17.

Bảng 2.17. Đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH ở các trường THPT Mức độ Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% CBQL 12 37,50 15 46,88 5 15,63 0 0,00 NVPTPTDH 3 33,33 5 55,56 1 11,11 0 0,00 GV 81 30,00 155 57,41 34 12,59 0 0,00

Biểu đồ 2.16. Đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH ở các trường THPT

Kết quả trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch quản lý PTDH của các trường phần lớn chỉ đạt ở mức khá. Ít trường xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng PTDH ở mức độ tốt. Điều đó đòi hỏi, trong thời gian tới các trường cần quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt hơn nữa chức năng quản lý việc sử dụng PTDH nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2.5.3.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo việc quản lý sử dụng PTDH ở

các trường THPT

Bảng 2.18. Đánh giá công tác tổ chức quản lý việc sử dụng PTDH ở các trường THPT

Mức độ Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% CBQL 8 25,00 20 62,50 4 12,50 0 0,00 NVPTPTDH 2 22,22 6 66,67 1 11,11 0 0,00 GV 39 14,44 186 68,89 45 16,67 0 0,00

Biểu đồ 2.17. Đánh giá công tác tổ chức quản lý việc sử dụng PTDH ở các trường THPT

Do điều kiện CSVC, PTDH còn thiếu và chưa đồng bộ, công tác quản lý, chỉ đạo chưa thường xuyên cùng với sự bất cập về trình độ và cách bố trí công việc của NVPTPTDH, nên việc tổ chức sử dụng PTDH của nhiều trường còn gặp nhiều khó khăn và kết quả còn rất hạn chế. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy bộ máy quản lý việc sử dụng PTDH hiện nay ở các trường thường do một phó hiệu trưởng phụ trách cùng với nhân viên phụ trách thí nghiệm và đội ngũ giáo viên. Học sinh là chủ thể quan trọng trong việc sử dụng PTDH, song do sự thiếu thốn về PTDH nên vai trò của học sinh trong việc sử dụng và quản lý PTDH chưa được phát huy một cách đầy đủ và đúng mức. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và việc bố trí nhân viên phụ trách thiết bị ở các trường mặc dù đủ nhưng đào tạo không đúng chuyên môn, ý thức quản lý các PTDH chưa được tốt. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác tổ chức quản lý sử dụng PTDH ở các trường hiện nay là hạn chế chỉ dừng lại ở mức khá và trung bình đặc biệt có ý kiến cho rằng đang còn ở mức khá, vì vậy trong thời gian tới các trường THPT cần cụ thể hóa các chức năng và tinh thần chỉ đạo các biện pháp quản lý sử dụng PTDH trong nhà trường đạt hiệu quả hơn.

2.5.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý sử dụng PTDH ở các trường THPT

Bảng 2.19. Đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH

T T Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Xây dựng quy định và phương pháp kiểm tra sử dụng PTDH

41 13,18 147 47,27 80 25,72 43 13,83

2

Tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc sử dụng PTDH

32 10,29 154 49,52 91 29,26 34 10,93

3 Kiểm tra hồ sơ và theo dõi

việc sử dụng PTDH 24 7,72 237 76,21 38 12,22 12 3,86 4 Tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH 19 6,11 186 59,81 67 21,54 39 12,54 5 Đề xuất các giải pháp sử dụng PTDH có hiệu quả 29 9,32 182 58,52 68 21,86 32 10,29

Đây là chức năng cuối cùng trong các chức năng của công tác quản lý, giúp cho nhà quản lý kiểm tra việc sử dụng TBDH theo các mục tiêu đã đề ra. Qua kết quả bảng 2.19, ta thấy đánh giá của CBQL, NVPTPTDH và GV về việc thực hiện công tác này vẫn còn nhiều bất cập không đồng đều, có trường thực hiện, có trường không. Về mức độ thực hiện qua khảo sát 5 nội dung thì đa phần chỉ đánh giá đạt ở mức trung bình khá. Tóm lại công tác kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về việc sử dụng PTDH của GV ở các trường THPT tỉnh Phú Yên thực hiện chưa đầy đủ, mức độ thực hiện đạt kết quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)