7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của PTDH trong quá trình dạy và học.
- Sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục trong công tác quản lý PTDH; lòng yêu nghề, tính vượt khó và hy sinh của đội ngũ giáo viên.
Tiểu kết Chương 1
PTDH là điều kiện quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học. PTDH luôn đồng hành với nội dung, phương pháp trong tiến trình đổi mới nội dung chương trình dạy học, chương trình giáo dục. Vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Do vậy việc đầu tư nguồn lực để trang bị một hệ thống PTDH đồng bộ, hiện đại là việc làm cấp thiết và cấp bách. Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng và bảo quản PTDH được xem là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học. Một nhà trường được trang bị hệ thống PTDH đồng bộ, hiện tại và quản lý khai thác sử dụng, bảo quản có hệ thống PTDH thì sẽ làm chất lượng dạy học của nhà trường đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Đối với người làm công tác quản lý PTDH cũng cần phải nhận thức sâu sắc các cơ sở lý luận của việc sử dụng PTDH đã làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo và đưa ra các quyết định quản lý cho sát hợp với tình hình thực tế và phù hợp với cơ sở lý luận về quản lý PTDH có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT. Quản lý PTDH là một trong những việc quan trọng trong quản lý nhà trường. Việc nắm chắc lý luận, tuân thủ các nguyên tắc quản lý cùng với sự linh động khéo léo của nghệ thuật quản lý trong các hoạt động quản lý sẽ giúp các nhà quản lý vận hành hệ thống quản lý của mình theo chiều hướng ổn định và phát triển.
Qua phân tích cơ sở lý luận và những vấn đề chúng tôi trình bày ở chương I cho thấy cơ sở lý luận nói trên là cần thiết. Nhưng nếu chúng ta đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân của việc quản lý PTDH của trường THPT trên địa bàn tỉnh và một địa phương cụ thể, là cơ sở quan trọng để đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý PTDH ở trường THPT, vấn đề này sẽ được giải quyết ở các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ YÊN