Nhóm biện pháp về tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nhóm biện pháp về tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị

3.2.2.1. Mục đích

Nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất về trang bị và bố trí PTDH cho GV sử dụng. Hệ thống PTDH có trở thành một trong các nhân tố quyết định đến hiệu quả của quá trình dạy học hay không là tùy thuộc vào công tác quản lý hệ thống này.

3.2.2.2. Các biện pháp

* Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch trang bị PTDH, đáp ứng nhu cầu dạy học.

lượng PTDH. Sau đó tiến hành phân loại các PTDH theo môn học, theo loại hình,… NVPTPTDH dựa trên danh mục PTDH, danh mục sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đã quy định và kết quả kiểm tra, kiểm kê để đối chiếu, lập danh sách những PTDH nào còn thiếu, hư hỏng, không đồng bộ, mất mát. Từ đó, đưa ra các giải pháp sửa chữa, bổ sung, thay mới. Đối với những PTDH mà CB, GV, HS tự làm hoặc tự sửa chữa thì tiến hành thực hiện trong nhà trường; loại nào không sửa chữa được thì tiến hành thay thế, mua sắm bổ sung, hoặc đề nghị trang bị gấp thì phải xây dựng kế hoạch thực hiện riêng.

- Thống kê tổng hợp PTDH trên cơ sở danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác định PTDH nào thừa, thiếu, hư hỏng, từ đó có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung. Phân loại các PTDH hiện có và cần có trong nhà trường để biết loại nào lạc hậu, loại nào cần phải trang bị, loại nào cần phải thanh lý. Khi trang bị, mua sắm cần chú ý đến tính đồng bộ của các PTDH. Riêng PTDH nào hư hỏng không sửa chữa được thì lập hội đồng thanh lý.

- Theo biên chế năm học hằng năm thì năm học mới thường được bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5, do đó việc kiểm kê PTDH phải được tiến hành hai lần trong một năm học, kết quả lần kiểm kê vào tháng 5 là cơ sở phù hợp nhất để xây dựng kế hoạch trang bị PTDH cho năm học tiếp theo.

- Kết thúc đợt kiểm kê, biên bản kiểm kê của từng tổ thể hiện rõ số lượng PTDH hiện có ở từng môn học của nhà trường, số lượng PTDH bị hư hỏng cần phải sửa chữa, số lượng PTDH bị hư hỏng cần phải thanh lý; số lượng PTDH đã lạc hậu, lỗi thời cần bổ sung thay thế, đề xuất số lượng PTDH cần phải trang bị mới.

- Trên cơ sở biên bản kiểm kê của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch trang bị PTDH cho năm học đến; cần chú trọng việc trang bị PTDH theo đại trà, có trọng tâm, trọng điểm; PTDH nào là

ưu tiên, thứ yếu để trang bị cung ứng cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng trường.

- Tập trung phần lớn ngân sách nhà nước để phân bổ cho việc mua sắm những PTDH tối thiểu, cần thiết.

- Khi triển khai biện pháp này, hiệu trưởng nhà trường cần phải lưu ý sự đồng bộ, tính thiết thực, tính hiện đại, đáp ứng cho việc đổi mới nội dung, chương trình, PPDH hiện nay. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch bồi dưỡng cho GV khả năng sử dụng các loại PTDH hiện đại.

- Hàng năm lập kế hoạch theo hướng cụ thể hóa từng bước một, không tách rời kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, chú trọng đầu tư có trọng điểm. Đồng thời, chú trọng nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng PTDH đang sử dụng để có sự tương xứng, đồng bộ với PTDH mới được đầu tư, mua sắm.

* Biện pháp thứ hai: Tăng cường xây dựng CSVC và đầu tư PTDH theo hướng đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiện đại và tính trọng điểm.

- Muốn trang bị PTDH, trước hết phải có CSVC, do đó điều quan tâm đầu tiên là phải xây dựng CSVC, kể cả nhà, xưởng, lớp học, hội trường, thư viện, phòng thí nghiệm. Trước mắt cần tận dụng những phòng học sẵn có để sửa chữa, nâng cấp bố trí thành một số phòng học chức năng, tạm phục vụ cho công tác thiết bị riêng, phòng thí nghiệm thực hành chung cho một số bộ môn như phòng Lý, Hóa, Sinh,… Trong tương lai, phải hướng đến việc xây dựng các phòng học bộ môn theo chuẩn chung.

- Xác định được những PTDH nào là thiết yếu, tần suất sử dụng, hiệu quả sử dụng, số lượng là bao nhiêu để có kế hoạch ưu tiên sửa chữa, mua sắm, tránh tình trạng dàn trãi gây lãng phí về kinh phí, hiệu quả sử dụng không cao. Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm cần quan tâm đến những thiết bị có giá trị sử dụng lâu dài, tránh trường hợp chưa sử dụng đã trở thành lạc hậu. Phải xây dựng quy trình sử dụng và bảo quản, có sự cam kết bảo

hành của nhà sản xuất và biên bản nghiệm thu thiết bị.

- Tổ chức tập huấn, quán triệt đến đội ngũ GV về hướng dẫn sử dụng thiết bị, nhất là các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu thông minh, bảng đa năng, … tránh tình trạng hư hỏng do người sử dụng không hiểu biết hoặc vô trách nhiệm. Phải xây dựng kế hoạch về tài chính để khấu hao, sửa chữa hàng năm, tránh tình trạng hư hỏng nhẹ phải cất vào kho vì thiếu kinh phí sửa chữa.

* Biện pháp thứ ba: Thực hiện đầu tư, sửa chữa, mua sắm đúng thủ tục theo quy định của Nhà nước.

Quá trình sửa chữa, mua sắm PTDH phải thực hiện đúng Luật đấu thầu và các văn bản hiện hành về quy định mua sắm tài sản công của Nhà nước. Tuân thủ các nguyên tắc và tài chính từ khâu lập dự toán, thẩm định chất lượng, giá cả, lựa chọn nhà cung cấp một cách khách quan, công bằng theo đúng quy trình mà Hội đồng mua sắm PTDH đã chấm và nghiệm thu, quyết toán theo đúng quy định. Phải đảm bảo thành viên của Hội đồng chấm thầu mua sắm phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm về PTDH mà nhà trường mua sắm, đặc biệt là những PTDH hiện đại, có giá trị cao. Yêu cầu nhà cung cấp thiết bị phải cung cấp tài liệu hướng dẫn và sử dụng bảo hành, bảo trì thiết bị cung ứng ứng; phải giao hàng đúng thời điểm, đúng chủng loại, đúng số lượng và chất lượng, có sự nghiệm thu của bộ phận chức năng và lãnh đạo nhà trường lập ra. Đối với các PTDH được cấp từ các dự án, chương trình mục tiêu,… cũng nhất thiết phải thành lập bộ phận kiểm định, nghiệm thu; kiên quyết không nhận những thiết bị kém chất lượng, thiếu đồng bộ.

* Biện pháp thứ tư: Huy động sự đóng góp của GV và HS qua sưu tầm các mẫu vật, tự làm PTDH.

- Xây dựng nhà trường đạt các mức độ về kiểm định chất lượng giáo dục, từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực

trong và ngoài địa phương, nhất là các nhà doanh nghiệp đóng trên địa bàn, tranh thủ sự đóng góp của phụ huynh HS, của dự án… để từng bước củng cố và phong phú các chủng loại TBDH.

- Tổ chức phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm, coi đây là một chỉ tiêu thi đua, đánh giá, khen thưởng hàng năm. Khuyến khích HS sưu tầm những mẫu vật, mô hình, tranh ảnh,… phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của thầy và trò. Sau mỗi đợt tổ chức có tổng kết và khen thưởng nhằm kịp thời động viên, khích lệ, phát huy tinh thần sáng tạo của CB, GV và HS trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)