Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 82 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học

về vai trò, vị trí của PTDH và quản lý PTDH trong nhà trường

3.2.1.1. Mục đích

Muốn thực hiện tốt công tác quản lý PTDH, nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng của người hiệu trưởng là phải làm cho CB, GV, nhân viên và HS trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của PTDH và quản lý PTDH; tạo điều kiện thuận lợi để CB, GV tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo về PTDH của các cấp để phối hợp, thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng PTDH trong việc đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.1.2. Các biện pháp

* Biện pháp thứ nhất: Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về PTDH của các cấp, đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao thái độ, nhận thức cho đội ngũ.

- Hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên việc cập nhật, hệ thống hóa đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục về PTDH và công tác quản lý PTDH; các văn bản này phải được trình bày khoa học, thẩm mỹ được đặt ở thư viện để mọi đối tượng dễ tiếp cận; đối với các trường đã có website thì đăng tải lên website của nhà trường.

- Trong quá trình tuyên truyền, hiệu trưởng cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức, kết hợp lồng ghép các hoạt động nội khóa, ngoại khóa, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục đến mọi đối tượng như: thông qua tập huấn chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn, chào cờ đầu tuần; sinh hoạt tổ chuyên môn hằng tháng, hội thảo khoa học... với mục đích thay đổi nhận thức của các thành viên trong nhà trường về PTDH, khơi dậy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác

này; tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết hội đồng, chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường về sử dụng và quản lý PTDH.

- Chỉ đạo các bộ phận phụ trách thiết bị, thư viện thường xuyên giới thiêụ các tạp chí, sách báo, danh mục thiết bị, tài liệu hướng dẫn sử dụng PTDH, các băng đĩa dạy minh họa của các trường có chất lượng ở các hội thi GV dạy giỏi các cấp.

- Chỉ đạo phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn tổ chức thao giảng minh họa chuyên đề đổi mới PPDH, chú trọng đến kỹ năng sử dụng PTDH trong các tiết dạy, đúc kết kinh nghiệm cho GV áp dụng.

- Yêu cầu tất cả GV khi xây dựng kế hoạch công tác năm học, học kỳ, tháng, tuần cần làm rõ kế hoạch thực hiện, sử dụng và bảo quản PTDH.

- Định kỳ hàng quý, học kỳ nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo tập trung các chuyên đề về sử dụng PTDH và đổi mới PPDH; những vướng mắc, khó khăn trong sử dụng PTDH và đề ra các biện pháp tháo gỡ.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tiếp xúc với hệ thống các văn bản chỉ đạo quản lý về PTDH của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, xem đây là những cơ sở pháp lý để phổ biến, tác động đến đội ngũ giáo viên và học sinh. Từ đó, đề ra những quy định thống nhất về việc quản lý và sử dụng PTDH trong nhà trường để cùng nhau phối hợp thực hiện; tạo ra sự nhất trí cao trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết nhà trường có liên quan về PTDH và quản lý PTDH. Biện pháp này sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của PTDH và quản lý PTDH.

- Tổ chức giao lưu học hỏi việc sử dụng PTDH giữa các GV, đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức các cuộc thi về sử dụng thiết bị dạy học trong tiết dạy trong phạm vi nhà trường, tập huấn chuyên môn, tổ chức hội thảo khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về việc dạy học

có sử dụng TBDH,…, đánh giá các tiết dạy thao giảng, hội giảng theo những yêu cầu về đổi mới PPDH, việc đánh giá cần chú trọng đến hai yêu cầu: kỹ năng sư phạm và kỹ năng sử dụng các PTDH trong tiết dạy; bên cạnh đó cần đúc kết kinh nghiệm phổ biến cho GV áp dụng.

- Tổ chức giao lưu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm, học tập các trường đã thực hiện tốt công tác PTDH và phương pháp quản lý, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về công tác thiết bị dạy học cho tập thể CB, GV trong nhà trường.

- Tổ chức họp mặt, hội thảo với các trường THPT, để qua đó có thể xác định đúng về vị trí, vai trò nhà trường trong giai đoạn đổi mới, hiểu rõ thực trạng năng lực quản lý của mình so với sự đòi hỏi đổi mới giáo dục hiện nay, để tự thấy rằng cần phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho bản thân, giúp nhà trường đạt được các mục tiêu mà xã hội mong muốn trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

* Biện pháp thứ hai: Gắn việc sử dụng PTDH với công tác đánh giá giờ dạy, xếp loại thi đua.

- Bộ phận chuyên môn phải phối hợp chặt chẽ với Công đoàn nhà trường phát động phong trào thi đua sử dụng PTDH một cách sáng tạo trong các giờ học nhằm không ngừng đổi mới PPDH, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.

- Để phong trào thi đua được hưởng ứng sâu rộng trong CB, GV cần xây dựng chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp; làm tốt công tác phát động phong trào, có đánh giá sơ kết, tổng kết động viên khen thưởng kịp thời. Đồng thời phải thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV gắn với việc sử dụng PTDH; đưa các phong trào nghiên cứu, sáng tạo và sử dụng PTDH trở thành các tiêu chí thi đua trong việc đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân, tập thể.

* Biện pháp thứ ba: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với viên chức phụ trách PTDH

Công tác quản lý PTDH có những nét đặc thù riêng, liên quan và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người, do đó lãnh đạo nhà trường cần quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người làm công tác PTDH. Để làm tốt các chế độ, chính sách, lãnh đạo nhà trường nên:

- Tăng cường cải tạo điều kiện làm việc đảm bảo không gian thông thoáng, trang phục, dụng cụ phụ trợ đầy đủ, chất lượng, đảm bảo đủ thiết bị bảo hộ để ngăn ngừa độc hại, giảm thiểu sự ô nhiễm độc hại cho con người và môi trường xung quanh.

- Có chế độ và tăng định mức phụ cấp độc hại hàng tháng cho người làm công tác này.

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng thích đáng, kịp thời.

- Khen thưởng cho cá nhân, tập thể thực hiện tốt các qui trình, qui định về quản lý và sử dụng PTDH.

- Tăng cường tinh thần trách nhiệm, đồng thuận, ý thức tiết kiệm của các CB, GV và NV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)