7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Nhóm biện pháp huy động và phát huy tác dụng các điều kiện hỗ
khác
3.2.5.1. Mục đích
Muốn nâng cao công tác quản lý PTDH đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần có những biện pháp tổ chức chỉ đạo, phối hợp hỗ trợ cho công tác quản lý nhằm đạt mục đích cuối cùng PTDH là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới nội dung chương trình và PPDH.
3.2.5.2. Các biện pháp
* Biện pháp thứ nhất: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực để tăng mức đầu tư cho PTDH.
- Hiệu trưởng cần chủ động xây dựng kế hoạch, các đề án khả thi để trình duyệt xin ngân sách nhà nước đầu tư mua sắm PTDH.
- Xây dựng kế hoạch với cơ cấu hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Hiệu trưởng cần lập dự toán cho kế hoạch trang bị PTDH, cân đối các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để sử dụng hết và tận dụng triệt để.
- Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,…) trong cộng đồng và xã hội cho công tác thiết bị trường học sao cho hoạt động này lúc đầu là thụ động và dần dần trở thành chủ động, tự giác và thường xuyên.
- Cần vận động hội phụ huynh học sinh làm nòng cốt trong việc khuyến khích trách nhiệm các đoàn thể, tổ chức xã hội, tất cả các thành viên của cộng đồng chăm lo cho giáo dục nói chung và công tác PTDH nói riêng.
* Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch đào tạo chuẩn cho NVPTPTDH gắn với việc nâng cao nghiệp vụ sử dụng PTDH cho GV.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đi đôi với việc sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực hợp lý là một yêu cầu cần thiết nhằm phát huy khả năng chuyên môn của CB, GV trong quá trình công tác. Để thực hiện tốt công tác
này, hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tạo điều kiện cho GV được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các PTDH.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên trách cần có sự phân loại kỹ về tuổi tác, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và về yêu cầu cụ thể của từng trường. Đối với đội ngũ trẻ, có năng lực thật sự nên cho đi đào tạo các lớp dài hạn chuyên môn nâng cao, đối với các đội ngũ lớn tuổi nên tạo điều kiện cho họ theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để củng cố chuyên môn.
- Việc phân công, phân nhiệm là khâu có tính chất quyết định trong việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chú ý đến việc phân cấp quản lý trong nội bộ trường học và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng CB, GV có liên quan.
- Bố trí NV hoặc GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm chuyên trách công tác PTDH. NV chuyên trách, kiêm nhiệm có nhiệm vụ bảo quản PTDH, giúp đỡ GV chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho các tiết học, giúp hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm các PTDH và các vật liệu cần thiết khác phục vụ cho hoạt động tự làm PTDH của GV và HS. Giới thiệu các PTDH hiện có của trường để mỗi GV có thể lập được kế hoạch tự nghiên cứu và sử dụng chúng. Tất cả GV cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ thuật sử dụng và phương pháp vận dụng các PTDH vào bài giảng.
* Biện pháp thứ ba: Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý PTDH.
Hiện nay, trong sự phát triển chung của kinh tế xã hội, CNTT được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, nó là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho con người tiếp cận với những
tri thức hiện đại và tiên tiến nhất của loài người; các phương tiện hiện đại với dung lượng lớn, tốc độ cao và phần mềm tiện ích có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý nói chung và quản lý PTDH nói riêng; trong giảng dạy các thiết bị hiện đại giúp cho GV nhẹ nhàng hơn, tiết học hấp dẫn, sinh động và HS hứng thú học tập hơn.
- Thường xuyên cập nhật, trang bị các phần mềm dạy học và quản lý; đầu tư, nâng cấp phòng bộ môn Tin học, tăng số lượng máy vi tính, nâng cấp đường truyền tốc độ cao; tổ chức tập huấn, hướng dẫn HS, GV tham gia các diễn đàn học tập và quản lý trên mạng Internet.
- Ứng dụng các phần mềm quản lý thư viện, quản lý phòng học bộ môn để cập nhật, bổ sung tài sản, PTDH và hỗ trợ công tác kiểm kê tài sản hằng năm.
- Triển khai việc đăng ký sử dụng PTDH qua mạng trao đổi nội bộ của nhà trường và hộp thư điện tử.
- Khi sử dụng biện pháp này, GV cần được tập huấn và hiệu trưởng phải chỉ đạo cụ thể, rõ ràng thì mới đạt được hiệu quả cao.