Khảo nghiệm về tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 101 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi

Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

T

T Nhóm biện pháp

Rất

khả thi Khả thi khả thi Ít khả thi Không

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1

Nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về vai trò, vị trí của PTDH và

QLPTDH trong nhà

trường

155 49,84 122 39,23 16 5,14 18 5,79

2 Tăng cường xây dựng,

mua sắm, trang bị PTDH 151 48,55 149 47,91 11 3,54 0 0,00

3 Nâng cao hiệu quả việc

sử dụng PTDH 153 49,20 144 46,30 14 4,50 0 0,00

4 Tăng cường bảo quản, bảo

dưỡng và sửa chữa PTDH 150 48,23 141 45,34 20 6,43 0 0,00

5

Huy động và phát huy tác dụng các điều kiện hỗ trợ khác

145 46,62 126 40,51 19 6,11 21 6,75

Qua bảng 3.2 tổng hợp các ý kiến cho thấy hầu hết các ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất trên là mang tính khả thi và rất khả thi (tỉ lệ thấp nhất là 39,23%). Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng là không khả thi (tỉ lệ cao nhất là 6,75%) tập trung vào nhóm biện pháp thứ năm với một số trường còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hoá, GV kiêm nhiệm công tác thiết bị yếu về trình độ CNTT,... Nhóm biện pháp thứ nhất tỉ lệ nhận xét không khả thi là 5,79% vì muốn chuyển biến nhận thức của CBQL, GV và HS đối với công tác quản lý PTDH cần phải có quá trình lâu dài.

Từ kết quả khảo sát các ý kiến đánh giá của 32 CBQL, 09 NVPTPTDH và 270 GV thuộc 09 trường THPT tỉnh Phú Yên cho thấy: xuất phát từ đặc điểm tình hình và điều kiện kinh tế của mỗi vùng miền có khác nhau, một số trường còn gặp nhiều khó khăn, song hầu hết đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đưa ra. Chứng tỏ các biện pháp có khả năng ứng dụng vào điều kiện thực tế hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý PTDH ở các trường THPT tỉnh Phú Yên, chúng tôi đã đề xuất 05 nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý PTDH các trường trong giai đoạn hiện nay. Đó là:

1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho CB, GV về vai trò của PTDH và quản lý PTDH trong trường THPT.

2. Nhóm biện pháp tăng cường xây dựng, mua sắm, trang bị PTDH. 3. Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng PTDH.

4. Nhóm biện pháp tăng cường bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH.

5. Nhóm biện pháp huy động và phát huy tác dụng của các điều kiện hỗ trợ khác.

Các biện pháp đề xuất có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi áp dụng, không nên xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ sử dụng có hiệu quả nhất khi việc khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Dựa vào đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng trường mà nhà trường có thể tham khảo và lựa chọn những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình.

Kết quả khảo nghiệm, đồng thời, chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp trong các nhóm biện pháp nêu trên vào trong công tác quản lý PTDH tại đơn vị công tác, cho phép chúng tôi bước đầu khẳng định tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Vì vậy, có thể vận dụng các biện pháp trên nhằm quản lý có hiệu quả PTDH tại các trường THPT tỉnh Phú Yên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)