Phân loại PTDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phân loại PTDH

PTDH gồm hai phần: Phần cứng (hardware) và phần mềm (software). Phần cứng là cơ sở thực hiện các nguyên lý thiết kế để phát triển các loại thiết bị cơ, điện, điện tử,… theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện chiếu, radio, cassette, TV, computer được gọi là phần cứng. Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Phần cứng đã cơ giới hóa, điện tử hóa quá trình dạy học, do đó thầy giáo có thể dạy cho nhiều HS, truyền đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà tiêu hao sức lực ít hơn. Phần mềm sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng cho HS một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng xử cho học sinh. Chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa… được gọi là phần mềm. Phần mềm được đặc trưng bởi sự phân tích, mô tả chính xác đối tượng, sự lựa chọn mục tiêu, sự củng cố và đánh giá kiến thức.

Sự phân loại trên mang tính chất tổng quát. Đi sâu vào các loại PTDH, các nhà giáo dục trên thế giới có nhiều cách phân loại. Một cách tổng quát, có thể chia PTDH ra làm hai nhóm:

- Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học.

- Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học.

Có nhiều cách phân loại các phương tiện dùng trực tiếp để dạy học tùy theo tính chất, cấu tạo,…

* Phân loại theo tính chất:

Các PTDH được chia thành hai nhóm: Nhóm truyền tin và nhóm mang tin.

- Nhóm truyền tin: Là nhóm cung cấp cho các giác quan của HS nguồn tin dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc.

- Nhóm mang tin: Là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng tin nhất định. Những tin này được bố trí trên các vật liệu khác nhau và dưới dạng riêng biệt.

- Những phương tiện truyền tin gồm: Máy chiếu phản xạ, máy chiếu qua đầu, máy chiếu slide, máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu thanh, máy thu hình, máy dạy học, computer, các phương tiện ghi chép, camera, máy truyền ảnh và phòng dạy tiếng.

- Những phương tiện mang tin gồm: Các tài liệu in là những phương tiện mang tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên được thể hiện dưới dạng viết, vẽ gồm có: những tài liệu chép tay, vở viết in và vẽ, sổ tay tra cứu, các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa, sách chuyên môn, sách bài tập, chương trình môn học; Những phương tiện mang tin thính giác là các phương tiện mang tin dưới dạng tiếng gồm có: đĩa âm thanh, băng âm thanh, chương trình phát thanh; Những phương tiện mang tin thị giác là các phương tiện mang tin được trình bày và bảo lưu tin dưới dạng hình ảnh, gồm có: tranh tường, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh đen trắng và màu, phim dương bản, slide, phim câm, phim vòng; Những phương tiện mang tin nghe nhìn là nhóm hỗn hợp, mang tin dưới dạng cả tiếng lẫn hình. Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có: phim có tiếng, slide có băng âm thanh kèm theo, buổi truyền hình, buổi ghi hình, video; Những phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm và tập dược. Thuộc loại này gồm có: các nguyên vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập), mô hình (tỉnh và động), tranh lắp

hoặc dán, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, các máy luyện tập, các phương tiện sản xuất.

* Phân loại theo cấu tạo:

Các PTDH được chia thành hai nhóm:

- Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học: Các loại bảng viết, các giá di động và cố định để trao hoặc đặt các phương tiện biểu diễn, thiết bị thay đổi cường độ ánh sáng trong lớp… nhằm giúp cho thầy giáo sử dụng các PTDH được dễ dàng, hiệu quả và không làm gián đoạn quá trình giảng dạy của thầy giáo.

- Phương tiện ghi chép: Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị bài giảng, lưu trữ số liệu và kiểm tra kết quả học tập của học sinh được nhanh chóng và dễ dàng. Ngày nay, computer đã được sử dụng nhiều trong các trường học được coi như một phương tiện đa năng vừa có thể dùng để trực tiếp dạy học vừa có thể dùng cho việc kiểm tra, lưu trữ tài liệu và chuẩn bị bài giảng.

1.4. Lý luận về quản lý phương tiện dạy học ở trường THPT 1.4.1. Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một hoạt động quản lý chuyên biệt, cơ bản mà thông qua chủ thể quản lý tác động điều hành ở mọi cấp. Quản lý có các chức năng cơ bản: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

* Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:

- Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức;

- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này;

- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

* Tổ chức, chỉ đạo

Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu lực, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.

Chỉ đạo: Chỉ đạo là phương thức hoạt động thực hiện mục tiêu kế hoạch. Về thực chất, chỉ đạo là những hoạt động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn ra trong kỷ cương trật tự.

* Kiểm tra, đánh giá

Chức năng kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lý. Không có kiểm tra sẽ không có quản lý. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.

Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí. Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu

nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra, người quản lí cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra.

Các chức năng của quản lý có liên quan mật thiết với nhau, chúng luôn được thể hiện liên tiếp, đan xen nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau, tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý, yếu tố thông tin luôn có mặt ở tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu khi thực hiện chức năng quản lý.

1.4.2. Các chức năng cơ bản của quản lý PTDH

Vận dụng các chức năng của hoạt động quản lý vào công tác quản lý PTDH thì quá trình quản lý PTDH được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc đầu tư, trang bị, sử dụng và bảo quản các PTDH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH và chất lượng giáo dục. Các chức năng của công tác quản lý PTDH bao gồm:

1.4.2.1. Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa: Đây là quá trình xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện, xác định các nguồn lực, điều kiện và phương pháp thực hiện. Nội dung của kế hoạch đề cập đầy đủ các nội dung của công tác quản lý PTDH bao gồm: kế họach đầu tư mua sắm, trang bị, tự làm PTDH; kế hoạch khai thác, sử dụng PTDH; kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTDH; kế hoạch thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động quản lý PTDH, đồng thời xây dựng các quy trình quản lý PTDH nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

1.4.2.2. Chức năng tổ chức, chỉ đạo

Tổ chức quá trình sắp xếp, bố trí bộ máy và nhân lực làm công tác quản lý PTDH, phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các đơn vị, bộ phận để họ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình và đạt được mục tiêu quản lý và sử dụng PTDH một cách có hiệu quả.

Chỉ đạo: Là quá trình sắp xếp điều hành việc triển khai thực hiện các kế hoạch đầu tư mua sắm, trang bị, sử dụng, bảo quản PTDH phục vụ cho hoạt động giảng dạy của nhà trường; là đầu mối thống nhất, phối hợp các đơn vị, bộ phận, các nguồn lực, các điều kiện trong hoạt động quản lý PTDH đạt được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả cao nhất.

1.4.2.3. Chức năng kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá: Là chức năng quan trọng của người quản lý, người quản lý kiểm tra việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý PTDH; kiểm tra việc triển khai thực hiện các kế hoạch của hoạt động quản lý PTDH; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các PTDH theo mục tiêu đề ra. Thông qua hoạt động kiểm tra, người quản lý đánh giá được kết quả của hoạt động quản lý PTDH, thấy được những bất hợp lý cần điều chỉnh, thấy được cần tăng cường các yếu tố, các điều kiện nào để công tác quản lý PTDH đạt hiệu quả cao nhất.

Đây được xem là khâu quan trọng, vì nó giúp nhà quản lý xác định được hệ thống quản lý của mình đang ở tình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp. Trong quản lý không có kiểm tra thì không có quản lý, cụ thể là độ phát hiện ra các sai sót, lệch lạc, kịp thời đưa ra các phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra còn giúp các nhà quản lý xác nhận được kết quả, động viên việc thực hiện nhiệm vụ một cách kịp thời. Vì vậy, công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, dưới nhiều hình thức. Tất cả các điều kiện trên dành cho hoạt động quản lý đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.

- Kiểm tra công tác quản lý PTDH bao gồm:

+ Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho việc trang bị, mua sắm các phương tiện dạy học, kiểm tra tính đồng bộ và chất lượng của các phương tiện để học được mua sắm.

+ Kiểm tra việc sử dụng PTDH được tiến hành qua kiểm tra giờ giảng trên lớp, dạy thí nghiệm, thực hành, qua hồ sơ theo dõi, quản lý của cán bộ phụ trách công việc dạy học.

+ Kiểm tra việc sắp xếp, bảo quản, sửa chữa thường xuyên, định kỳ của các bộ phụ trách công việc dạy học. Kiểm tra hồ sơ theo dõi, nhập xuất, thanh lý PTDH, tình trạng hư hỏng PTDH trong quá trình sử dụng.

Trong quá trình quản lý PTDH, cả bốn chức năng quản lý nêu trên được thực hiện một cách đồng bộ, đan xen lẫn nhau, tạo nên sự phát triển. Bên cạnh đó yếu tố thông tin thu giữ vai trò xuyên suốt tác động tích cực để điều khiển, định hướng hoàn thiện và phát triển hệ thống.

1.4.3. Nội dung quản lý PTDH

1.4.3.1. Quản lý đầu tư, mua sắm PTDH

Quản lý việc trang bị PTDH là quản lý về vốn đầu tư, quản lý việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư cho PTDH, việc đầu tư trang bị PTDH phải phù hợp, thiết thực phục vụ cho hoạt động dạy học; các yếu tố cần phải đảm bảo trong việc trang bị PTDH là đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và đảm bảo yêu cầu của nội dung, chương trình dạy học.

Người quản lý ở trường THPT lập kế hoạch mua sắm, trang bị đảm bảo, yêu cầu đồng bộ và có chất lượng các PTDH.

1.4.3.2. Quản lý khai thác, sử dụng PTDH

Quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức khai thác, sử dụng PTDH trong hoạt động dạy học của nhà trường. Trong quản lý dạy học, việc quản lý nội dung, chương trình, PPDH không thể tách rời với quản lý việc sử dụng PTDH. Khi PTDH được khai thác, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với hình thức tổ chức và nội dung dạy học thì chúng sẽ kích thích được tâm lý học tập, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng PTDH phải đúng nguyên tắc, thực hiện theo

đúng quy trình, theo đúng các chỉ số kỹ thuật. Muốn vậy, công tác quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH phải được xây dựng một cách thường xuyên, cụ thể và rõ ràng.

1.4.3.3. Quản lý việc bảo quản PTDH

Quản lý việc bảo quản PTDH là quản lý việc cất giữ, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ các PTDH để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm ngân sách đầu tư. Quản lý việc bảo quản PTDH là thành tố quan trọng của nội dung quản lý PTDH. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung quản lý khai thác và sử dụng PTDH. Vì vậy, người quản lý nhà trường phải xây dựng kế hoạch bảo quản PTDH. Bên cạnh việc kế hoạch hóa công tác quản lý trang bị, sử dụng, bảo quản như quản lý nhà trường phải thường xuyên tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

1.4.3.4. Quản lý việc tổ chức các điều kiện hỗ trợ khác

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao sử dụng PTDH.

+ Lập kế hoạch và đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật đã xác định số lượng gửi đi đào tạo, và các nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức và kỹ năng sử dụng PTDH.

+ Xây dựng môi trường dân chủ, đồng thuận và luôn luôn có ý thức học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

- Quản lý việc tự làm PTDH: PTDH tự làm ngoài các chức năng của một loại PTDH thông thường cùng có những ý nghĩa về kinh tế, ý nghĩa sư phạm sâu sắc, giúp bổ sung một số lượng lớn phương tiện dài hạn hàng năm mà ngân sách nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, còn dùng được một số khối lượng lớn vật liệu đáng ra bị thải loại, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên.

sư phạm quan trọng, để đặt chúng vào vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường, đồng thời để chỉ đạo việc khai thác ý nghĩa cả về sư phạm lẫn kinh tế mà tác động này đem lại. Cho nên nhà quản lý cần phải:

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, của giáo viên, học sinh, của lực lượng trong và ngoài nhà trường và tầm quan trọng của những hiệu quả của hoạt động tự làm PTDH đem lại. Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ để khai thác triệt để các lợi ích.

+ Dựa vào kế hoạch chỉ đạo chung và PTDH của cả năm. + Tổ chức các hội thi đồ dùng dạy học tự làm.

+ Có chế độ thi đua khen thưởng cho những cá nhân, đơn vị lần lượt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh phú yên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)